12 Ngôi Cổ Tự Linh Thiêng Của Bình Định
Khi nói đến những miền đất Tâm Linh trên quê hương Việt Nam, đất Phật giáo người ta nghĩ ngay đến Bình Định.
Hãy cùng Golden Life Travel tìm hiểu 12 ngội chùa cổ ( Thập nhị cổ tự ) danh tiếng và linh thiêng của Bình Định mà các Phật tử thuần thành trong nước và du khách hành hương không thể bỏ qua.
- Tổ Đình Thập Tháp
- Tổ Đình Thiên Bình
- Tổ Đình Thiên Hòa
- Tổ Đình Long Khánh
- Chùa Ông Núi
- Chùa Thiên Hưng
- Chùa Nhạn Sơn
- Tịnh Xá Ngọc Hòa
- Chùa Hương Mai
- Chùa Phước Sa
- Chùa Minh Tịnh
- Chùa Hang ( Chùa Sơn Long )
CÙNG GOLDEN LIFE TRAVEL TÌM HIỂU TỪNG NGÔI CỔ TỰ NÀY NHÉ
- TỔ ĐÌNH THẬP THÁP/ CHÙA THẬP THÁP/ THẬP THÁP DI ĐÀ TỰ
Chùa tựa lưng đồi Long Bích, phía Bắc của Thành Đồ Bàn, kinh đô của Vương Quốc Chăm pa xưa, mặt chính hướng về phía Đông, thuộc thôn Vạn Thuận, phường Nhơn Thành, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. Từ sân bay Phù Cát nếu đi theo quốc lộ 1 A hướng về thành phố Quy Nhơn, Quý khách sẽ bắt gặp chùa nằm cùng hướng tay phải trên đường, có tấm biển Chùa Thập Tháp đầu đường, từ chỗ tấm biển rẽ vào chùa chỉ khoảng trên dưới 200 mét nhưng hai khung cảnh, không gian đã hoàn toàn trái ngược nhau.
Tổ đình Thập Tháp tĩnh lặng, không khí thanh bình, trong lành đến lạ. Trước chùa là một ao sen hình vuông, khoảng 500 mét vuông, được xây bằng đá ong tảng lớn, người dân ở đây nói rằng họ chưa bao giờ thấy ao sen cạn nước, đây là đất Long mạch, cảnh quan xanh thẳm, đẹp nên thơ như một bức bích họa đơn sơ mà lộng lẫy.
Bình Định ” Đất lành chim đậu “, miền đất tâm linh đã đón nhiều bước chân chư thiền tổ ghé bước Hoằng hóa. Tổ sư Nguyên Thiều đã đến đây tạo dựng Tổ Đình Thập Tháp, lúc đầu chỉ là một am nhỏ. Chùa được xây lên vào năm 1668 từ vật liệu là gạch đỏ từ phế tích của 10 ngôi tháp Chăm đổ xung quanh đồi Long Bích, nên có tên gọi Chùa Thập Tháp. Chùa còn có tên Chùa Nguyên Thiều là để ghi công ơn Tổ sư Nguyên Thiều người khai sơn. Vị Thiền sư là truyền thừa đời thứ 33 của phái Thiền Lâm Tế.
Chùa được chúa Nguyễn Phúc Chu ban cho tấm biển ngạch ” Thập Tháp Di Đà Tự “.
Từ ngoài vào ta gặp cổng chùa cổ kính rêu phong, hai trụ cột vuông cao vút uy nghi thẳng đứng, có hai sư tự tọa trên đỉnh trụ, trên thân trụ là hai câu đối nổi bật, trên cổng có tên Thập Tháp bằng Hán tự
Sau cổng chính là tấm bình phong có hình đắp nổi Long Mã Phù Đồ.
Chùa Thập Tháp có kiến trúc hình chữ khẩu, gồm Chánh điện, Đông đường (giảng đường), Tây đường ( Nhà tổ ), và Khu Phương Trượng ( Nơi ở của Trụ Trì chùa hoặc phòng khách trong các thiền viện thiền Thiền Tông ). Chính điện được xây dựng theo phong cách nhà rường, gồm 3 gian và 2 chái, kết nối bởi 4 hàng cột cái, 4 hàng cột quân, 8 cột con, 16 cột hiên.
VƯỜN THÁP TỔ CHÙA THẬP THÁP
Có khoảng hơn 20 ngôi tháp trong vườn tháp Tổ cổ kính nhuốm màu thời gian. Vườn nằm phía Bắc Chánh điện, đây là nơi chôn cất nhục thân của các trụ trì và chư tôn túc, mỗi tháp đều có tường bao, có bình phong che chắn.
Nếu Quý khách ghé thăm chùa vào mùa xuân, khu vườn luôn nở rộ hoa đào, không gian nên thơ, bên cạnh dòng sông nhỏ có hào nước bao quanh như một bức tranh thủy mặc.
NHỮNG LƯU GIỮ ĐẶC BIỆT TẠI THẬP THÁP DI ĐÀ TỰ
- Giếng vuông của người Chăm làm bằng đá ong, từ thời Vua Chế Mân
- Hòn Đá Chém ( Hòn Đá Trắng ) dùng làm thớt kê để chém đầu thân thích Nhà Tây Sơn
- Tháp Bạch Hổ,
- Tháp Trắng – Câu chuyên oan tình
- Tháp Hội Đồng: Nơi chôn cất cả lính Tây Sơn và lính Nhà Nguyễn ( Nguyễn Ánh )
- 2.000 bản khắc gỗ dùng in kinh Di Đà sớ sao, Kim Cang trực sớ, Pháp Hoa khóa chú
- 1.200 cuốn kinh Bộ Đại Tạng Kinh do Tổng trấn Hà Tiên Mặc Thiên Tứ cúng dường
- Bộ Đại Tạng Kinh Cao Ly
- Bộ Đại Tạng Kinh Đài Loan
Trải qua gần 350 năm với bể dâu, qua 16 đời truyền thừa, nhiều lần thay đổi trùng tu, tôn tạo chùa Thập Tháp vẫn giữ một màu xanh cây lá, giản dị, an bình. Nói đến Tổ Đình Thập Tháp, Phật tử và các vị chân tu thường nghĩ ngay đến các vị thiền sư danh tiếng, đức độ mang lại sự vẻ vang, rạng ngời cho miền đất thiêng Bình Định: Thiền sư Nguyên Thiều, Thiền sư Liễu Triệt, Thiền sư Minh Lý, Thiền sư Phước Huệ, …
Nhiều vị trụ trì Thập Tháp đã được mời ra kinh thành Phú Xuân để giảng dạy Phật Pháp, kinh thư cho Hoàng tộc, nên thường được kính trong như Quốc Sư
2. TỔ ĐÌNH THIÊN BÌNH
3. TỔ ĐÌNH LONG KHÁNH – CỔ TỰ TRÊN 300 NĂM TUỔI TẠI QUY NHƠN
Tổ Đình Long Khánh tọa lạc ngay giữa lòng thành phố Quy Nhơn, số 141 Trần Cao Vân, nổi bật là tượng Đức Phật Di Đà phóng quang.
Phía tây Tổ Đình Long Khánh giáp Tĩnh Hội, Phía Nam có Tam quan dẫn vào chùa. Tam quan tọa theo hướng của chùa, giữa có cổ lầu, trong được tôn trí tượng bạch y Quán Thế Âm.
Chánh điện theo kiểu kiến trúc ” Tiền đường hậu tẩm” với hai nhà ngói nằm ngang, liền mái. Trước thềm là tiền đường, ngôi phía sau là hậu đường. Trên nóc mái tiền đường có hai rồng chầu chữ Vạn, dưới có ba cửa: Một cửa chính và hai cửa phụ bằng gỗ quý, trên diềm cửa là một tấm hoành gỗ khắc ba đại tự tên hiệu chùa, nội dung như sau:
Long Khánh Tự
Bên phải: Gia Khánh Quý Dậu cát đán lập.
Bên trái: Đệ tự Phan Tấn bái cúng ( Người Trung Quốc hiến cúng và gửi qua )
Bên dưới tấm hoành, trên hai mặt cửa chính có tấm liễn:
“Long Đức Tự tâm sinh, vạn loại hàm linh phổ thí hữu dư dũ;
Khánh ván tùy xứ kết, tam thiên thế giới ứng dụng vô bất chu “
Trên hai mặt trụ cửa phụ có câu liễn:
“Hư không sắc tướng, ninh trệ hữu vô, pháp uyển hoăng khai giác đạo;
Trí thủy nhân sơn, thùy vi động tĩnh, phổ môn đại trấn triều âm”.
Trên mặt hai trụ hè có hai câu liễn:
“Vọng phi vọng, chân phục thùy chân? Chuyển nhăn xuân thu tùy thệ thủy”
” Lai bất lai, khứ tùng hà khứ? Hồi đầu sinh tử đẳng không hoa”.
Hậu điện nối liền với tiền đường. Trên nóc cũng có hai tượng rồng chầu hình chữ A. Trong hậu điện, dưới 4 chữ Đại Hùng Bảo Điện có tôn trí tượng đồng đức Thế Tôn, hai bên có câu liễn:
” Long ân phổ bị, pháp thủy quân triêm, vô lượng thánh hiền hàm khể thủ,
Khánh hội hoằng khai, Thiền đăng biến chiếu, thập phương đàn tín cộng quy y”
Sau lưng bảo điện có giá chuông treo hai cổ vật là Thái Bình Hồng chung và Bảo Khánh bằng đồng cao 1,2 mét, đường kính 0,6 mét, nặng 150kg, thân chuông chia làm 4 ô. 2 ô trên khắc bài văn do Hòa Thượng Tích Thọ – Trinh Tường, trụ trì Tổ Đình Long Khánh – Người đứng thực hiện đúc chuông Thái Bình đã viết: Lâm Tế Chánh Tông, Tam Thập Bát Thế, thượng Kim hạ Ngân, chứng minh
Việt Nam quốc, Quy Nhơn phủ, Tuy Viện huyện, Thời Tú thuộc, Vĩnh Khánh thôn bổn đạo: Sùng tu Long Khánh tự, trụ trì Pháp danh Tịch Thọ, hiệp tứ hội bổn đạo thiện nam tín nữ chúng đẳng, đồng tâm chú đạo danh Thái Bình Chung, hoàn thành mãn nguyên. Phụng thượng.
Sau Chánh điện là một sân vuông khá rộng tới Tổ đường, một ngôi nhà tầng kiểu tiền đường hậu tẩm cổ lầu.
Tầng dưới là phòng họp, trai đường, quá đường; tầng trên thờ tượng Phật cổ, lịch đại Tổ Sư chùa Long Khánh và hương linh bổn đạo chùa. Tổ đường có hai tấm hoành gỗ viết:
Bên trái: Y bát chân truyền
Bên phải: Tây phương trụ tiết
Hai bên trụ cửa treo hai câu liễn bằng gỗ:
“Phật sát hữu dư huy, hạ nhất tự Hoàng bao đồng sanh thái, Tăng môn vô biệt chúc, thông ngũ chân dân tộc kiến hòa bình”.
“Hoàng triều Bảo Đại thập lục niên Quý hạ.
Bình Định tỉnh chư sơn tự đồng chi phụng”
Trong nhà Tổ, khảm thờ Tổ được đặt ở gian giữa, trước khám có bàn kim đài. Trong khám tôn trí long vị chư Tổ và bài vị tự Tăng, hai bên khám có câu liễn:
” Bảo kính cao huyền, thiên thượng dao giác đồ,
Kim đài viễn chiếu, nhân gian cận kiến văn “
Phía trái sân vuông có Đông đường là dãy lầu một tầng làm hội trường và một tầng làm Tăng phòng. phía hữu sân vuông có Tây đường cũng là một dãy lầu; Một tàng thờ Giác Linh Hòa Thượng, một tầng là các phòng khách Tăng, tầng còn lại phía trước là phòng khách, các phong phía sau dành cho khách Tăng.
Sau nhà Tổ là dãy nhà Chúng, một tầng là dãy nhà ở cho chư Tăng bổn tự, nhà khách, nhà kho và các sinh hoạt khác.
Bảo tháp chư Tổ và tự Tăng Quy tụ thành ba nhóm, hai nhóm bên tượng Di Đà phóng quang và một nhóm bên trái nhà Tổ.
TỔ SƯ KHAI SÁNG TỔ ĐÌNH LONG PHƯỚC năm 1709
Hòa Thượng Hải Khiển – Đức Sơn, đời thứ 35 dòng Thiền Lâm Tế. Ngài sinh năm Kỉ Mùi 1679, mất năm Tân Dậu 1741. Ngài đến từ Trung Quốc, sang Việt nam năm 30 tuổi, thời Hậu Lê đời Lê Dụ Tông, đến thôn Vĩnh Khánh, huyện Tuy Viễn, phủ Quy Nhơn lập ra Long Khánh Tự. Di vật hiện còn lại là tấm khánh dùng để khai hiệu lệnh được đúc vào năm Kỉ Mùi 1739.
Theo tác giả Nguyễn Hiền Đức thì Tổ sư Đức Sơn sinh năm Ất Mùi 1655
Trải qua nhiều biến cố thời gian, chiến tranh, Tổ Đình Long Khánh đã nhiều lần trùng tu, không giữ kiến trúc hình hài nguyên sơ, tuy tọa lạc trong trung tâm nhưng Chùa Long Khánh mang vẻ uy nghi của ngôi cổ tự. Bước vào trong sân, một khung cảnh nghiêm trang u tịch trái ngược với tiếng ồn huyên náo phía ngoài.
Tài liệu biên soạn: Kỉ yếu Hội Thảo Khoa Học Phật Giáo và văn học Bình Định
4. CHÙA MINH TỊNH, QUY NHƠN-BÌNH ĐỊNH
Tháng Một 2, 2025
Chùa Minh Tịnh Tọa lạc tại số 35 đường Hàm Nghi, phường Ngô Mây, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
Chùa được khai sơn bởi Hòa Thượng Thích Huệ Pháp vào năm 1917, đến nay đã trên một thế kỉ.
Năm 1963 chùa được xây lại, và chùa liên tục được trùng tu từ năm 1990 đến nay.
Chùa có lối kiến trúc tổng hợp từ nhiều nên văn hóa, có thể nói đây là sự hội tụ của Phật Pháp toàn cầu.
Chánh điện tuyệt đẹp, trang nghiêm, tinh tế với tượng Phật Thích Ca chính giữa, tượng Ngài Ca Diếp đứng bên phải Phật Thích Ca, và tượng Ngài Anan đứng bên trái Phật. Trước mặt có 07 tượng Phật Dược Sư.
Ban thờ bên phải là tượng Bồ Tát Văn Thù và Ban thờ bên trái là tượng Bồ Tát Phổ Hiền. Đặc biệt, hàng ngàn tượng Phật được tôn trí trên tường và các trụ cột. Phía trước Chánh điện có hai tượng Hộ Pháp. Hai bên tường phía ngoài Chánh điện có các tượng Chư Thiên.
Tổ đường phía sau Chánh Điện là nơi thờ Chư Tổ và các vị hương linh.
Trước Tổ Đường có tượng Bồ Tát Chuẩn Đề. Trong khuôn viên chùa có tượng Phật A Di Đà, Tháp tổ sư phía bên phải và tượng Bồ Tát Quán Thế Âm, Bồ Tát Di Lặc phía bên trái ( Nhìn ra ).
Có thể nói Chùa Minh Tịnh là một trong nhưng ngôi cổ tự đẹp nhất Quy Nhơn, được liên Hiệp các hội UNESCO VIETNAM chứng nhận Bảo tồn di sản văn hóa tâm linh.
… Là một không gian kiến trúc tinh tế, cổ kính, trang nhã, nơi các nam thanh nữ tú chọn để đến đây chụp ảnh kỉ niệm, ảnh cưới, check in.
Ngoài ra, nếu bạn đủ phước báu, duyên lành bạn sẽ gặp được Viện trưởng, Hòa thượng Thích Trí Giác, sư ông đã ngoài 90 nhưng trông mạnh khỏe, tinh anh, phong thái phi phàm, trí tuệ của bậc đại trí.
Chùa Minh Tịnh là nơi bạn nhất định phải đến vãn cảnh, chiêm bái và tìm hiểu về Phật Pháp từ những bậc Minh Trí như sư Ông Thích Trí Giác, Thầy trụ trì Thích Hạnh Chơn.
( Còn tiếp )
Nguyễn Thị Xuân Lan – CEO Golden Life Travel
Nguyễn Thị Xuân Lan
Hơn 16 năm liên tục, miệt mài, đầy đam mê quảng bá cho Du lịch Quy Nhơn – Bình Định. CEO Golden Life Travel, chị Nguyễn Thị Xuân Lan và đội nhóm chuyên gia trẻ của Golden Life luôn tích cực, không ngừng nghỉ quảng cáo cho điểm đến du lịch Quy Nhơn – Bình Định