Có khi nào bạn tự hỏi: Tại sao nước Việt Nam, một quốc gia nhỏ bé nằm ở khu vực Đông Nam Á lại sử dụng chữ viết theo mẫu tự La Tinh, trong khi các quốc gia trong cùng khu vực châu Á đều sử dụng chữ Tượng hình?
Tìm về cuội nguồn Chữ Việt
Việc La Tinh hóa tiếng Việt từ chữ Nôm và chữ Hán Nôm đã đưa Việt Nam bước tiệm cận với nền văn minh nhân loại, xóa nạn mù chữ quốc gia một cách dễ dàng. Với mẫu tự La tinh chỉ cần 24 chữ cái, người Việt chỉ cần học thuộc lòng và ghép vần sẽ rất nhanh để biết chữ. Đó chính là lý do Việt Nam đã xóa được nạn mù chữ quốc gia.
Hành trình tìm về cội nguồn Chữ Quốc Ngữ
Tuy vây, để Latin hóa tiếng Việt, hoàn thiện chữ Quốc Ngữ dân tộc ta trải qua một chặng đường gian nan trải dàì suốt hơn ba thế kỉ. từ nửa đầu thế kỉ XVII đến cuối thế gần giữa thế kỉ XX, mới hoàn thành.
AI TẠO RA CHỮ QUỐC NGỮ TA DÙNG HIỆN TẠI HÔM NAY?
Có thể nói suốt hơn 3 thế kỉ để hình thành và phát triển chữ Quốc Ngữ thì thành quả này phả là của một tập thể, cả cộng đồng người, chứ không thể là cá nhân.
Nhưng vẫn phải nói người có công đầu tiên là giáo sĩ Bồ Đào Nha Fransisco De Pina, ông là người giỏi tiếng Việt nhất trong các linh mục Dòng Tên đã đến Nước Mặn, cũng là người có công lớn nhất và đầu tiên.
Biết bao sự hi sinh xương máu, các giáo sĩ và cả những người tử đạo, nhân sĩ trí thức,… Qua các câu chuyện truyền giáo từ chúng ta có thể thấy không dễ dàng Chữ Quốc Ngữ đến với chúng ta, đây là một hành trình đầy cảm xúc mà có lẽ nhiều người trong chúng ta còn chưa biết.
Tiểu chủng viện Làn Sông, nhà in chữ Quốc Ngữ đầu tiên ở đây
Nhân viên Golden Life Travel trong chuyến đi làm sản phẩm Chữ Quốc Ngữ
Giới thiệu điểm đến Quy Nhơn, một khung trời Tây giữ những cánh đồng lúa
Tại phòng trưng bày tài liệu được xưởng in Lòng sông in
Nhà thờ Gò Thị trong khu vực, có liên quan đến Con đường truyền giáo đầu tiên thời bây giờ
Sau một quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, thu thập tài liệu. Golden Life Travel ra mắt tour du lịch ” Tìm hiểu về cội nguồn chữ Quốc ngữ Việt Nam. Hãy cùng những người để làm sản phẩm Tìm về cội nguồn Chữ Quốc Ngữ . Cùng Golden Life Travel quay trở về với Cảng Thị Nước Mặn xưa, lần theo các dấu tích lịch sử để viết lại câu chuyện ” Hành thành Chữ Quốc Ngữ “, cái nôi ở Bình Định, bằng một chương trình Tour trong 1 ngày đầy cảm xúc.
Buổi sáng: Chúng ta cùng khởi hành từ trung tâm Quy Nhơn, dọc theo đường quốc lộ 19 mở rộng, con đường mới rất đẹp, và rộng thoáng, xe ô tô đi tầm khoảng 10 cây số, chúng ta rẽ bên phải dọc theo con đường làng, hai bên là những cánh đồng lúa rì rào trước gió, mùi thơm của lúa luôn ngào ngạt mùi quê nhà, đến Nước Mặn xưa, nay là xã Phước Quang, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.
- Điểm đầu tiên ta ghé thăm quan Chùa Bà – Cảng Thị Nước Mặn: Từng là thương cảng sầm uất suốt hơn một thế kỉ từ thế kỉ XVII đến đầu thế kỉ XVIII tại Xứ Đàng Trong. Cảng thị Nước Mặn có mặt trong hải trình của các thuyền buôn thời ấy, các hành trình của Con đường tơ lụa. Các thuyền buôn châu Âu, Á thường ra vào, dừng chân nơi này. Thị trấn nhỏ trở nên nhộn nhịp, tấp nập nhờ mua bán, giao thương. Người Hoa cũng theo chân các thuyền buôn đến đây lập làng, họ ở lại, sinh sống và buôn bán nơi đây. Chùa Bà được người Hoa đến định cư xây dựng để làm chỗ dựa tâm linh, che chở cho họ trước cuộc sống mưu sinh, buôn bán, đặc biệt ở gần miền sóng nước. Họ tin vào Bà Thiên Hậu sẽ luôn che cho ngư dân khi đi biển.
- Các giáo sĩ Dòng Tên Phương Tây cũng đến Nước Mặn. Theo lệnh Bề Trên, các giáo sĩ đi truyền đạo công giá từ châu Âu sang châu Á. Để đến được với Nước Mặn cũng còn là một câu chuyện dài, mà nếu không nhờ ông Khám Lý Trần Đức Hòa thì các giáo sĩ cũng chưa đến Quy nhơn ngay, để cư ngụ tại Nước Mặn, học tiếng, rồi ghi âm tiếng Việt Latin hóa tiếng Việt, tao ra chữ Quốc ngữ sơ khai đầu tiên. Sau này Alexandre De Rhodes đã từ tài liệu của các giáo sĩ tiền khởi mà hoàn thiện lại Chữ Quốc Ngữ.
Bức bình phong trước Chùa Ba
- để truyền đạo. Ngôn ngữ là vấn đề quan trọng đầu tiên cần để giao tiếp và giảng dạy. Trước mắt các giáo sĩ phải học tiếng Việt. Sau đó các Ngài ghi âm lại tiếng Việt, lúc bấy giờ là tiếng Hán Nôm, rồi mới chuyển thể sang chữ cái Latin, làm sao để người dân đọc, học được và hiểu được kinh thánh để học và hiểu giáo lý, lưu giữ, truyền các bài giảng. Vì cần chữ viết là cấp bách, các giáo sĩ bắt đầu việc học, sau đó các Ngài phiên âm chữ cái tiếng Việt sang mẫu tự Latin, bắt đầu một hành trình gian nam, đổi bằng xương máu và nước mắt. Đó những thời khắc lịch sử khắc nghiệt diễn ra trên toàn thế giới và Việt Nam. Vì vậy, hôm nay thừa hưởng thành quả sử dụng Chữ Quốc Ngữ, ta bồi hồi ghi nhớ công ơn những thế hệ cha ông người Việt đi trước, những giáo sĩ Dòng Tên tiền khởi đã đến Việt Nam, những tín đồ giao dân người Việt đã hy sinh trên con đường này.
Chùa Bà – ảng Thị Nước Mặn, được xác định là nơi phôi thai chữ Quốc Ngữ
- Chúng ta đã đến chùa Bà Nước Mặn, một ngôi chùa nhỏ, nằm ngay cạnh Thương cảng Nước Mặn xưa, thép những nén tâm nhang viếng chùa Bà, một ngôi chùa nhỏ thôi đức tin vô cũng to lớn, vô cùng quan trọng đối với người dân. Ngôi chùa được người dân cho là rất linh thiêng trong việc khấn làm ăn thuận lợi, cầu con linh nghiêm, cầu bình an khi xa khơi.
- Tiếp đến chúng ta di chuyển qua Di tích Nước Mặn – Cư sở đầu tiên các Linh Mục Dòng Tên đã được cho phép ở lại để học tiếng Việt và phiên âm những ký tự đầu tiên ra ký tự La Tinh, được xác nhận là nôi phôi thai ra Chữ Quốc Ngữ Việt Nam.
Di tích Nước Mặn – Nơi phôi thai Chữ Quốc Ngữ, tại xã Phước Quang, Tuy Phước, Bình Định
- Thăm quan Tiểu Chủng Viện Làng Sông, nhà In Chữ Quốc Ngữ. Nhà In trong Tiểu Chủng Viện là 1 trong 3 nhà In lớn nhất Việt Nam. Cùng 2 nhà in khác ở Hà Nội và Gia Định Sài Gòn đã trở thành nơi in kinh thánh, sách báo tạp chí ra công chứng. Được xác nhận đây là nơi góp phần hình thành và phát triển mạnh mẽ của Chữ Quốc Ngữ.
- Quý khách tham quan nhà thờ Gò Thị hoặc Nhà thờ Vĩnh Thạnh
- Buổi trưa: Ăn trưa nhà hàng địa phương
- Buổi chiều: Thăm quan Thiền viện Thiên Hưng, thăm đồi thiền, tượng Phật Đài, chính Điện
Nhà Thờ Gò Thị
- Ngồi Thiền
- Kết thúc tour, xe đưa quý khách về điểm đón ban đầu. Chi tay, hẹn gặp lại
Giá tour: 799.000 vnd/ khách ( Từ 6 khách )
Bao gồm:
- Xe Vận chuyển tốt theo chương trình
- Hướng dẫn viên địa phương am hiểu và nhiệt tình phục vụ
- Ăn trưa tại nhà hàng địa phương
- Bảo hiểm Du lịch mức tối đa 30.000.000 vnd/ 1 trường hợp
- Nước uống, mũ du lịch
- Xin xăm
Không bao gồm
- Xe điện lên Phật Đài
- Các chi phí ăn uống, cúng kính ngoài chương trình
Cảm ơn Quý khách quan tâm và chia sẻ thông tin đến người thân bạn bè, để những gia trịvăn hóa, truyền thống của dân tộc được lưu truyền cho con cháu và du khách được biết và thưởng thức.
Nguyễn Thị Xuân Lan – CEO Golden Life Travel