Chùa Sơn Long / Chùa Hang Bình Định

Chùa Sơn Long, thường được người dân địa phương gọi là Chùa Hang, tọa lạc tại thôn Thuận Nghi, tọa lạc tại thôn Thuận Nghi, Nhơn Bình, thuộc thành phố Quy Nhơn , tỉnh Bình Định, một miền đất tâm linh Phật Giáo có mặt từ rất sớm. Ngôi chùa này tựa lưng vào núi Hàm Long (còn gọi là núi Trường Úc), mặt hướng Đông Nam, tạo nên một khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ và yên bình, cái tên gắn bó với lịch sử hào hùng của cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn và Tây Sơn Tam Kiệt.

Chùa Sơn Long Quy Nhơn, Bình Đây
Chùa Sơn Long hay chùa Hang Quy Nhơn, Bình Định

Núi Hàm Long tuy không lớn lắm nhưng có thể dụng binh nên thời Tây Sơn thường đắp đồn để chống giặc tại nơi đây, cũng là nơi chứng nhân lịch sử cho nhiều của chiến giữa quân Tây Sơn và quân nhà Nguyễn ( Nguyễn Ánh )

Theo bản “Lược sử Chùa Sơn Long” lập vào tháng 4 năm 1996, không ai biết chính xác chùa được xây dựng vào năm nào. Tuy nhiên, dựa trên bài vị thờ Ngài Bửu Quang tại chùa, ghi rõ Ngài sinh năm Kỉ Mão 1639 và tịch năm Nhâm Dần 1722, có thể suy đoán rằng Ngài đến núi Trường Úc lập Giang Long thiền thất trong khoảng những năm 1680 – 1690, niên hiệu Chính Hòa nhà Lê

Núi Hàm Long, với độ cao khoảng 92 mét, có hình dáng giống đầu rồng với miệng há rộng, như đôi cánh tay ôm lấy Sơn Long Tự, tạo nên sự trang nghiêm và u tịch cho chốn thiền môn. Nơi đây từng là chứng nhân lịch sử cho nhiều trận chiến giữa quân Tây Sơn và quân nhà Nguyễn.

Hiện nay, trụ trì chùa là Thượng tọa Thích Đồng Đức, tự Thông Luận, đời pháp 43, đệ tử duy nhất của Thượng tọa Bình Chánh. Thượng tọa đã không ngừng củng cố tự viện, mở rộng cửa tiếp Tăng độ chúng, xây dựng tượng đài và chùa Một Cột, cải táng và xây tháp khai tổ, tháp Bổn Sư, làm cho Sơn Long Tổ đình ngày càng khởi sắc.

Chùa Sơn Long không chỉ là nơi tu hành mà còn là điểm tham quan, chiêm bái cho du khách, đặc biệt vào dịp đầu xuân. Với vị trí đắc địa và bề dày lịch sử, chùa mang đến cho du khách cảm giác thanh tịnh và sự kết nối sâu sắc với quá khứ hào hùng của vùng đất Bình Định.

“Mai chiều gió ngạt ngào hương

Ai hay rằng bãi chiến trường ngày xưa?”

Từ đó ta có thể dự đoán là: Tổ Bửu Quang đến núi Trường Úc lập Giang Long thiền thất  trong khoảng những năm 1680 – 1690. niên hiệu Chánh Hòa Nhà Lê, bấy giờ tuổi ngài vào khoảng 40-50. Tiếc là hiện nay không còn tài liệu nào khác ngoài bài vị đang thờ Ngài tại chùa. Cũng không ai biết rõ danh tính, sinh quán, thân thế, sự nghiệp của Ngài.

Chánh điện Chùa Sơn Long
Chánh điện Chùa Sơn Long

ĐƯƠNG KIM TRỤ TRÌ SƠN LONG TỰ LÀ AI?

Thiền sư Thích Đồng Đức, tự Thông Luận, đời pháp 43, đệ tử duy nhất của Thượng Tọa Bình Chánh, kế vị Sơn Long Tự năm 1985. Thầy Đồng Đức xuất gia từ năm lên 8 tại chùa Liên Tôn. 12 tuổi được Bổn sư là Hòa thượng Bình Chánh làm lễ thế độ tại Sơn Long tự.

Năm Kỉ Tị 1989 thọ đại Giới tại chùa Long Khánh, Quy Nhơn do Hòa Thượng Thích Giải An làm Đường Đầu. Lúc đó Hòa Thượng Thích Bình Chánh đã viên tịch nên Ngài cầu pháp với Hòa Thượng Bảo An, Trưởng môn phái của pháp tự Thông Luận.

Về thế học, Thượng Tọa đã qua chương trình Trung cấp. Về Phật học đã được sự giáo dưỡng của các Bổn Sư trong nhiều năm và đã tham gia khóa giảng sư tại Ấn Quang và Quy Nhơn.

CHÙA SƠN LONG, BÌNH ĐỊNH
Chùa Sơn Long

Thượng Tọa không ngừng củng cố tự viện và mở rộng cửa tiếp Tăng độ chúng, xây dựng tượng đàì và chùa một cột, cải táng và xây tháp khai tổ, tháp Bổn Sư, .v.v… Năng nổ hoạt động Phật sự không mệt mỏi khiến Sơn Long Tổ đình ngày càng khởi sắc, công đức vô lượng.

Chùa Long Sơn là một ngôi chùa cổ nơi miền quê gắn với nhiều địa hình địa thế quân sự, gắn với lich sử vùng đất. Là một nơi du khách đến thăm quan và chiêm bái, nhất là dịp đầu xuân mới.

Nguồn :

Nguyễn Thị Xuân Lan – CEO Golden Life Travel

Chia sẻ :

image image
Nguyễn Thị Xuân Lan

Hơn 16 năm liên tục, miệt mài, đầy đam mê quảng bá cho Du lịch Quy Nhơn – Bình Định. CEO Golden Life Travel, chị Nguyễn Thị Xuân Lan và đội nhóm chuyên gia trẻ của Golden Life luôn tích cực, không ngừng nghỉ quảng cáo cho điểm đến du lịch Quy Nhơn – Bình Định

Tiếp tục khám phá nhé

Bài viết liên quan.

Zalo Messenger Messenger