Di Tích Địa Điểm Chuyển Quân Tập Kết Ra Bắc Tại Quy Nhơn
Cuộc di chuyển quân lớn nhất trong lịch sử Việt Nam ở thế kỉ XX
Thời gian trôi qua, kí ức về chiến tranh cũng dần khép lại, nhường chỗ cho hòa bình, hạnh phúc. Lớp người tập kết ra Bắc trong 300 ngày đình chiến sau Hiệp định Giơnevơ, giai đoạn từ 22/7/1954 – 17/5/1955 đã ra đi dần vì cao tuổi, những người đang còn sống tuổi cũng đã cao, nhưng kí ức Tập kết ra Bắc vẫn còn sống mãi, cháy trong họ, thế hệ học sinh miền Nam ra Bắc đợt bấy giờ, và sống mãi trong lòng lớp con cháu của họ. Lịch sử dân tộc luôn ghi nhớ dấu son hào hùng, cuộc dịch chuyển lực lượng lịch sử, kỉ niệm Tập kết ra Bắc tại cảng Thị Nại ( Quy Nhơn ) nhắc nhở chúng ta phải ghi nhớ công ơn của lớp cha ông đã cống hiến thanh xuân và cuộc đời cho nền độc lập và thống nhất đất nước.
Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký ngày 21/7/1954 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương Việt Nam, Lào, Campuchia.
Theo Quy định của Hiệp định hai bên sẽ có thời gian 300 ngày đình chiến để chuyển quân, tức từ ngày 22/7/1954 đến ngày 17/5/1955 để chuyển quân Tập Kết ra Bắc, và Nam vĩ tuyến 17 tiến hành tra trả tù binh, giải quyết những vấn đề còn lại sau chiến tranh.
04 điểm Tập kết ra Bắc tại miền Nam:
- Khu vực miền Tây Nam bộ: Điểm tập kết ở biển Ông Đốc, Cà Mau
- Khu vực miền Trung Nam bộ: Điểm tập kết tại Cao Lãnh, Đồng Tháp
- Khu vực miền Đông Nam bộ: Điểm tập kết tại Hàn Tân – Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
- Khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên: Điểm tập kết tại cảng Thị Nại, Quy Nhơn, Bình Định.
Việc chuyển quân bắt đầu từ tháng 9/ 1954 cho đến 16/5/1955, phương tiện chuyển quân chủ yếu là đường thủy theo tàu của Liên Xô và Ba Lan. Cán bộ, học sinh miền Nam được đón về các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Vĩnh Phúc, Thái Bình, Ninh Bình ở tạm, ổn định trước khi được phân công chính thức nhiệm vụ mới cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Ai là người Tập kết ra Bắc
- Lực lượng vũ trang: Cán bộ, bộ đội, thanh niên xung phong
- Lực lượng phi vũ trang
- Một số con em cán bộ được gửi ra Bắc học tập
- Một số đồng bào miền Bắc muốn hồi hương
Có khoảng 20.000 người Tập kết ra Bắc tại cảng Quy Nhơn, khoảng 10.700 là người tại Bình Định.
Địa điểm chuyển quân từ Quy Nhơn là điểm lớn và có thời gian chuyển quân dài nhất trong 4 cảng. Cũng do điểm Quy Nhơn nằm trong vùng tự do của Liên khu 5-6. Và đây là vùng Tập kết của khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên.
Cuộc di chuyển quân lớn nhất trong lịch sử Việt Nam ở thế kỉ XX
Thời gian trôi qua, kí ức về chiến tranh cũng dần khép lại, nhường chỗ cho hòa bình, hạnh phúc. Lớp người tập kết ra Bắc trong 300 ngày đình chiến sau Hiệp định Giơnevơ, giai đoạn từ 22/7/1954 – 17/5/1955 đã ra đi dần vì cao tuổi, những người đang còn sống tuổi cũng đã cao, nhưng kí ức Tập kết ra Bắc vẫn còn sống mãi, cháy trong họ, thế hệ học sinh miền Nam ra Bắc đợt bấy giờ, và sống mãi trong lòng lớp con cháu của họ. Lịch sử dân tộc luôn ghi nhớ dấu son hào hùng về cuộc dịch chuyển lực lượng lịch sử.
Kỉ niệm Tập kết ra Bắc tại cảng Thị Nại ( Quy Nhơn ) nhắc nhở chúng ta phải ghi nhớ công ơn của lớp cha ông, những thế hệ đã cống hiến thanh xuân và cuộc đời cho nền độc lập dân tộc và thống nhất đất nước.
Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký ngày 21/7/1954 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương Việt Nam, Lào, Campuchia.
Theo Quy định của Hiệp định hai bên sẽ có thời gian 300 ngày đình chiến để chuyển quân, tức từ ngày 22/7/1954 đến ngày 17/5/1955 để chuyển quân Tập Kết ra Bắc, và Nam vĩ tuyến 17 tiến hành tra trả tù binh, giải quyết những vấn đề còn lại sau chiến tranh.
04 điểm Tập kết ra Bắc tại miền Nam:
- Khu vực miền Tây Nam bộ: Điểm tập kết ở biển Ông Đốc, Cà Mau
- Khu vực miền Trung Nam bộ: Điểm tập kết tại Cao Lãnh, Đồng Tháp
- Khu vực miền Đông Nam bộ: Điểm tập kết tại Hàn Tân – Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
- Khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên: Điểm tập kết tại cảng Thị Nại, Quy Nhơn, Bình Định.
Việc chuyển quân bắt đầu từ tháng 9/ 1954 cho đến 16//5/1955, phương tiện chuyển quân chủ yếu là đường thủy theo tàu của Liên Xô và Ba Lan. Cán bộ, học sinh miền Nam được đón về các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Vĩnh Phúc, Thái Bình, Ninh Bình ở tạm, ổn định trước khi được phân công chính thức nhiệm vụ mới cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Ai là người Tập kết ra Bắc
- Lực lượng vũ trang: Cán bộ, bộ đội, thanh niên xung phong
- Lực lượng phi vũ trang
- Một số con em cán bộ được gửi ra Bắc học tập
- Một số đồng bào miền Bắc muốn hồi hương
Có khoảng 20.000 người Tập kết ra Bắc tại cảng Quy Nhơn, khoảng 10.700 là người tại Bình Định.
Địa điểm chuyển quân từ Quy Nhơn là điểm lớn và có thời gian chuyển quân dài nhất trong 4 cảng. Cũng do điểm Quy Nhơn nằm trong vùng tự do của Liên khu 5-6. Và đây là vùng Tập kết của khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên.
Bức phù điêu Địa điểm tập kết ra Bắc tại Quy Nhơn là một con thuyền, trên đó quân dân, cán bộ, chiến sĩ, học sinh lên đường ra Bắc công tác, học tập, chờ ngày thống nhất đất nước sẽ là lực lượng nòng cốt được đào tạo từ trước, cho thấy tầm nhìn xa của Hồ Chủ Tịch và trung ương Đảng.
Trên bức tượng là hình ảnh hai bàn tay nắm chắc ngọn cờ, thể hiện ý chí cương quyết của người đi: ” Ra đi giữ vững ngọn cờ”.
Theo Hiệp định Giơ-ne-vơ, tổng tuyển cử trên cả nước sẽ tiến hành sau 02 năm, những người con ra đi tập kết đều mong muốn được trở vè quê hương, sum hop với gia đình và người thân của họ.
Chủ Tịch Hồ Chí Minh và trung ương nhận định với bản chất ngoan cố của kẻ địch, ngày Tổng tuyển cử còn mong manh.
Những người ra đi ngày ấy đều giơ cao hai ngón tay làm hiệu, thể hiện sự quyết tâm và hẹn sau hai năm sẽ trở về trên quê hương thống nhất, nào ngờ cuộc chia ly mang tên gọi Tập kết ra Bắc không phải hai năm, mà kéo dài đằng đẳng suốt 21 năm ( 1954 – 1975 )
Một số ảnh tư liệu: FB: HSMN
Có thể nói Sự kiện Tập kết ra Bắc của cán bộ, chiến sĩ, đồng bào và học sinh miền Nam là một sự kiện lịch sử ý nghĩa. Quy Nhơn, Bình Định là một địa điểm di chuyển quân lớn nhất trong 04 điểm kể trên, số lượng người lên tàu từ Quy Nhơn như bộ đội liên khu 5, gồm nhiều đoàn chính quy, học sinh miền Nam ra Bắc từ Quy Nhơn cũng chiếm 2/3 con số, vì cảng Quy Nhơn lớn và nằm trong vùng tự do của LK5
Nguồn tư liệu: Bình Định online
Nguyễn Thị Xuân Lan
Hơn 16 năm liên tục, miệt mài, đầy đam mê quảng bá cho Du lịch Quy Nhơn – Bình Định. CEO Golden Life Travel, chị Nguyễn Thị Xuân Lan và đội nhóm chuyên gia trẻ của Golden Life luôn tích cực, không ngừng nghỉ quảng cáo cho điểm đến du lịch Quy Nhơn – Bình Định