Nghệ Thuật Tuồng Việt Nam – Cái Nôi Ở Bình Định
Nghệ thuật Tuồng Việt Nam được xem là môn nghệ thuật hàn lâm, môn nghệ thuật bác học, với tính uyên bác, đặc sắc của Tuồng không phải giới bình dân nào cũng am hiểu, và cảm nhận ngay được. Nhưng khi đã thụ cảm được cái đẹp, sự hoành tráng của Tuồng thì người ta mê say ngây ngất.
Người Bình Định có câu ca dao truyền miệng, nói về sự mê say môn nghệ thuật Tuồng như: ” Hát Bội làm tội người ta; Đàn ông bỏ vợ đàn bà bỏ con”. Hoặc “ Nghe đánh trống chiến không khiến cũng đi; Nghe dục trống chầu đâm đầu mà chạy”
Tuồng Bình Đình ra đời tại Bình Định, do ông tổ Đào Duy Từ khai sinh ra. Đào Duy Từ quê ở xã Hoa Trai, huyện Ngọc Sơn, tỉnh Thanh Hóa, cha là Đào Ta Hán, một hát xướng chuyên nghiệp, ông mồ côi cha từ thuở lên 5, được mẹ là bà Vũ Kim Chi nuôi nâng và cho học trường Hương Cống Nguyễn Đức Khoa năm 14 tuổi.
Đào Duy Từ thông minh, sáng dạ, nhưng ông không được thi Hương do là con của Kép Hát, thời bấy giờ cấm kị cho rằng ” Xướng ca vô loài “ . Sau đó mẹ ông nhờ viên xã trưởng đổi họ Đào Duy Từ thành Vũ Duy Từ theo họ mẹ. Viên xã trưởng nhân cô hội ép bà Vũ Kim Chi phải cưới mình mới chịu giúp. Mẹ Đào Duy Từ vì muốn giúp đưa con nên hứa khi nào Đào Duy Từ thi đậu mới chấp nhận cưới.
Khoa thi Hương năm Quý Tị 1593 Duy Từ thi đậu Á Nguyên, bà Kim Chi viện lý do để không tái giá. Viên xã trưởng giận dữ, kiện bà Vũ Kim Chi, làm lộ việc đổi họ của Duy Từ, lúc đó Duy Từ đang ở Hội thi văn tại Thăng Long và bài văn của Duy Từ đang được cho là hay nhất trường thi ở Thanh Hóa, trong khi quan thái phó Nguyễn Hữu Liêu đang phân vân chấm Duy Từ do trong bài có bàn một số cải cách chính trị hơi trái ý Chúa Trịnh Tùng, thì bộ Lễ truyền lệnh xóa tênVũ Duy Từ, đánh tuột một Á Nguyên, lột mũ áo đuổi về. Tin này khiến bà Kim Chi thắt cổ tự vẫn.
Để lại Đào Duy Từ vừa mất mẹ, vừa hỏng thi, đau buồn lâm bệnh nặng.
Trở về quê, Đào Duy Từ sống bằng nghề dạy học. Khi hay tin Chúa Nguyễn đất Thuận Quảng nhân đức, trọng kẻ hiền tài nên quyết định trốn vào Xứ Đàng Trong. Bước đầu ông ở Vũ Xương dò la tin tức nghe ngóng tình hình, nhưng chưa tìm gặp được do Chúa Nguyễn đi kinh lý.
Hết tiền, Đào Duy Từ phải xoay tìm hướng khác. Ông dò được tin Khám Lý Trần Đức Hòa là thân tín của Chúa Nguyễn nên ông đi Quy Nhơn để tìm cơ hội. Biết Khám Lý Trần Đức Hòa là người mưu lược được Chúa Nguyễn Phúc Chu tín nhiệm, Đào Duy Từ quyết định vào Hoài Nhơn, nay thuộc phường Hoài Hảo và Hoài Phú, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định, xin ở chăn trâu cho nhà Phú Hộ Chúc Trịnh Long, cách nhà ông Trần Đức Hòa một con sông nhỏ. Ông ẩn mình chờ đợi thời cơ, đồng thời dò xét tình hình chính sự ở Đàng Trong.
Có nhiều giai thoại về Đào Duy Từ khi ở nhà phú nông, đối đáp với đám quan Nho khiến ai nấy đều kinh ngạc, cuối cùng kính cẩn mời ông lên chiếu trên ngồi…
Nhờ thông minh, am hiểu kinh sử, đối ứng lưu loát, bác cổ thông kim, ông được gia chủ may sắm quần áo, cho ngồi giảng sách, không phải đi chăn trâu nữa
Phú hộ Chúc Trịnh Long kể chuyện về Đào Duy Từ cho Trần Đức Hòa, ông Trần Đức Hòa bèn tìm tới hỏi chuyện. Thấy Đào Duy Từ học rộng hiểu nhiều, ông mời về dạy học và gả con gái Trần Kim Nương cho.
Đào Duy Từ lúc bấy giờ thường ngâm bài ” Ngọa Long cương vãn “ bằng quốc âm tự so sánh mình với Gia Cát Lượng. Trần Đức Hòa sau khi xem bài Ngọa Long Cương của ông bèn nói rằng: Đào Duy Từ là Ngọa Long đời này chăng!
Một hôm Trần Đức Hòa cho Chúa Nguyễn Phúc Chu xem bài Ngọa Long Cương, Chúa Nguyễn hiểu Đào Duy Từ có chí lớn bèn cho gọi đến. Thấy Đào Duy Từ am hiểu việc đời Chúa Nguyễn mừng lắm và phong Đào Duy Từ làm Nha Úy Nội Tán, tước Lộc Khuê Hầu trông coi việc quân cơ ở trong và ngoài, tham lý quốc chính. Chúa Nguyễn thường so Đào Duy Từ như Khổng Minh Gia Cát Lượng thời nay.
Năm 1629 Chúa Trịnh Tráng muốn lấn vào Nam đã sai Nguyễn Khắc Minh đi mang tiếng là phong tước cho Chúa Nguyễn, đồng thời để dò xét. Đào Duy Từ lúc bấy giờ là Tham Tán, ông khuyên Chúa Nguyễn che giấu lực lượng tạm nhận phong để hòa hoãn với Chúa Trịnh. Đồng thời Chúa Trịnh đòi Chúa Nguyễn cho con ra Bắc chầu, cống nộp 30 voi đực và 30 chiến thuyền để cống cho nhà Minh Trung Quốc, Đào Duy Từ khuyên Chúa Nguyễn không thực hiện, bày kế cho Chúa Nguyễn đắp Lũy Trường Dục để phòng thủ. Chúa Nguyễn nghe và thực hiện ngay. Lũy Trường Dục nhằm ngăn chặn quân Trịnh ngược dòng sông Nhật Lệ đánh vào Xứ Đàng Trong, và bày Chúa Nguyễn đánh chiếm phía Nam sông Gianh rồi đắp đê phòng thủ.
Tháng 9 năm Canh Ngọ 1630, theo đề nghị của Đào Duy Từ, Chúa Nguyễn Phúc Nguyên cho mở cuộc tấn công vào Nam Bố Chính và chiếm được châu này.
Năm Tân Mùi 1631 theo lời Đào Duy Từ, Chúa Nguyễn cho đắp một lũy nước kiên cố hơn để phòng thủ, gọi là Lũy Thầy dài 18 km bắt đầu từ núi Đâu Mâu qua cửa biển Nhật Lệ tiến lên phía Đông Bắc đến làng Đông Hải. Lũy Thầy và Lũy Trường Dục là hai chiến lũy quan trọng để phòng thủ ngăn chặn các cuộc tấn công của các Chúa Trịnh vào Đàng Trong suốt một thời gian dài.
Đào Duy Từ tiến cử con rể ông là Nguyễn Hữu Tiến cho Chúa Nguyễn, cũng trở thành công thần với các Chúa Nguyễn như ông.
![Đền thờ Đào Duy Từ tại Bình Định](https://goldenlife.vn/wp-content/uploads/2021/05/Den-tho-Dao-Duy-Tu-tai-Binh-Dinh2-400x324.jpg)
Đền thờ Đào Duy Từ tại Hoài Nhơn, Bình Định
TÁC PHẨM BẤT HỦ CỦA ĐÀO DUY TỪ
- Ngọa Long Cương Vãn: Bài thơ ông hay ngâm khi chưa ra làm quan cho Chúa Nguyễn, ví mình như Gia Cát Lượng
- Hổ Trướng Khu Cơ: Tác phẩm viết về nghệ thuật quân sự dạy các tướng sĩ Xứ Đàng Trong, là cuốn binh pháp độc nhất vô nhị của Việt Nam còn nguyên vẹn được lưu truyền đến ngày nay.Cuốn binh pháp này được viết theo quan điểm thuyết Tam Tài: Thiên thời, Địa lợi, Nhân hòa, gồm 3 tập: Tập Thiên, Tập Địa, Tập Nhân, trình bày về phương pháp, chiến thuật đánh trận, kĩ thuật chế tạo binh khí, nêu ra những vấn đề cơ bản trong truyền thống quân sự Việt nam.
- Tư Dung Vãn viết bằng chữ nôm theo thể văn vần, được đánh giá cao, xếp hàng đầu trong những tác phẩm văn học của Xứ Đàng Trong. ca ngợi cửa biển Tự Hiền ở Huế.
- Đào Duy Từ – Cha đẻ của Nghệ thuật Tuồng Việt Nam, cái nôi ở Bình Định, ông thường dạy người dân địa phương môn nghệ thuật này.
- Đào Duy Từ còn là cha đẻ của Nhã Nhạc Cung Đình Huế, đã được UNESCO công nhận Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
GIA ĐÌNH HUỆ DUỆ ĐÀO DUY TỪ
Con gái của Khám Lý Trần Đức Hòa là Trần Thị Chính không có con( Vợ sau của Đào Duy Từ ), không được ghi vào gia phả theo quy định thời phong kiến bấy giờ
Vợ đầu Đào Duy Từ là Cao Thị Nguyên có các người con là:
- Đào Thị Hưng, được gả cho Nguyễn Hữu Tiến, danh tướng của 3 đời Chúa Nguyễn
- Đào Duy Mưu ( Đô Đốc Mưu ) cháu đời thứ 7, tướng nhà Tây Sơn, từng cầm quân đánh trận Đống Đa năm 1789.
- Đào Duy Mẫn – Thiệu Quang Hầu; Đào Duy Khiêm – Hạc Toán Hầu; Đào Duy Tàng – Xuân Quang Hầu ( Cháu đời thứ 7 ) đều theo phò tá Chúa Nguyễn Ánh.
- Đào Tấn ( Cháu đời thứ 9 ): Quan nhất phẩm Thượng Thư Bộ Binh, Thượng Thư Bộ Hình, người có công phát triển nghệ thuật Tuồng đời Nhà Nguyễn.
Đào Duy Từ sinh năm 1572 mất năm 1634 vào ngày 17 tháng 10 âm lịch. Với 63 năm trên đời ông đã để lại một sự nghiệp lừng lẫy, và sự kính trọng nể phục của cả Chúa Trịnh Đàng Ngoài và Chúa Nguyễn Đàng Trong vì tài năng và đức độ của ông.
Lịch sử Tuồng Bình Định gắn liền với tên tuổi của Tiền Tổ Đào Duy Từ và Hậu Tổ Đào Tấn – Người đã đưa nghệ thuật Tuồng Bình Định chạm đến đỉnh cao. Khác với Tuồng Huế, Tuồng Quang Nam hoặc hát Bội ở phía Nam, tuồng Bình Định mang nét đặc trưng rét và pha trộn và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của võ thuậtđầy cuốn hút bởi ngoài tiêu chí ” Nhất Thanh “ Hát hay còn phải Vũ đạo đẹp ( Múa đẹp ). Nghệ sĩ Tuồng muốn múa đẹp thì phải luyện võ, vận dụng những động tác múa khỏe khoắn, nhanh nhẹn, điêu luyện, khí chất, tinh thần thượng võ. Nghệ thuật tuồng Bình Định thế mạnh ở chố kết hợp nhuần nhuyễn, hài hòa giữa nghệ thuật và võ thuật làm nên sức sống mãnh liệt của Nghệ Thuật Tuồng Bình Định qua bao thế kỉ.
Nguyễn Thị Xuân Lan – CEO Golden Life Travel
![image](/wp-content/uploads/2021/06/VET-VP-GL-768x512.jpg)
Nguyễn Thị Xuân Lan
Hơn 16 năm liên tục, miệt mài, đầy đam mê quảng bá cho Du lịch Quy Nhơn – Bình Định. CEO Golden Life Travel, chị Nguyễn Thị Xuân Lan và đội nhóm chuyên gia trẻ của Golden Life luôn tích cực, không ngừng nghỉ quảng cáo cho điểm đến du lịch Quy Nhơn – Bình Định