Vững vàng tháp cổ ai xây
Bên kia Thủ Thiện, bên này Dương Long
Nước sông trong dò lòng dâu bể
Tiếng anh hùng tạc để ngàn thu
Xa xa con én liệng mù
Tiềm long hỏi chốn, vân du đợi ngày
Địa điểm: Xã Tây Bình, huyện Tây Sơn
Loại hình di tích: Di tích kiến trúc
Nội dung bài viết
Những vần thơ dân gian Bình Định nói về việc bên kia dòng sông Kon Giang hiền hòa, thơ mộng là ngôi tháp cổ Thủ Thiện, bên này là ngôi tháp Dương Long nguy nga, tráng lệ. Nơi đây từng lưu dấu một quá khứ hào hùng, một nền văn minh rực rỡ của vương quốc cổ Chăm Pa.
Trở lại lịch sử, sau chiến thắng Bạch Đằng ( năm 938) chấm dứt ngàn năm Bắc thuộc, mở ra thời kỳ độc lập, tự chủ cho nước Việt. Vào tời nhà Tống, để làm suy yếu Đại Việt và dễ bề cho mưu đồ thôn thính, nhà Tống thường xuyên xúi Chăm Pa, Chân Lạp gây rối với Đại Việt.
Để phá thế hợp tung, năm 982, vua Lê Hoàn cử sứ thần là Từ Mục, Ngô Tử Cang sang giao hảo với Chăm Pa. Vua Chăm không những không tiếp đón mà còn sai bắt giam sứ thần. Lê Hoàn nổi giận cho quân tiến đánh Chăm Pa, phá nát kinh đô của Indrapura ( Đồng Dương, Thăng Bình Quảng Nam hiện nay). Chém chết vua Chăm là Phê Mi Thuế ( Parameshvaravarman) rồi rút quân về.
Chăm Pa là một vương quốc bao gồm nhiều tiểu quốc hợp thành. Thời kỳ cực thịnh, lãnh thổ Chăm Pa trải dài từ Quảng Bình đến Bình Thuận ngày nay, bao gồm 05 tiểu quốc: Tiểu quốc Indrapura ( Quảng Bình đến Thăng Bình Quảng Nam) đây cũng là kinh đô của Chăm Pa lúc bấy giờ, Amaravati ( từ Quảng Nam đến bắc Quảng Ngãi); Vijaja ( từ Quảng Ngãi đến Bình Định); Kauthara ( từ Phú Yên đến Khánh Hòa); Panduranga ( từ Ninh Thuận đến Bình Thuận).
Dưới sức ép của Đại Việt, từ năm 999 đến năm 1000, Chăm Pa dời đô từ Indrapura ( Quảng Nam) về Vijaja ( Bình Định), xây dựng kinh thành Vijaja, tiếng Việt gọi là thành Đồ Bàn. Vijaja là kinh đô của Vương quốc Chăm Pa suốt 5 thế kỷ ( từ thế kỷ thứ X đến thế kỷ thứ XV).
Năm 1471, vua Lê Thánh Tông tấn công Chăm Pa, phá hủy kinh thành Vijaja, sát nhập khu vực này vào Đại Việt khiến vai trò lịch sử của Thành Đồ Bàn chấm dứt. Lúc này lãnh thổ Chăm Pa chỉ còn từ Phú Yên đến Bình Thuận ngày nay.
Trong hệ thống di tích tháp Chàm Bình Định, tháp Dương Long là cụm tháp đồ sộ nhất, hoành tráng nhất và đẹp hiện còn trên đất Bình Định .Di tích còn 3 tháp người Pháp gọi là tháp Ngà, người Việt gọi là tháp Dương Long theo tục danh của khu đồi,trước năm 1945, tháp thuộc thôn Vân Tường Tổng Mỹ Thuận, phủ An Nhơn.Theo phân chia địa giới 2 tháp thuộc Vân Tường xã Bình Hòa, 1 tháp thuộc thôn Trường Định (An Chánh). Nay thuộc thôn An Chánh,xã Tây Bình,huyện Tây Sơn. Cụm tháp này gồm ba tháp: Tháp giữa cao 42m, tháp Nam cao 36m và tháp Bắc cao 34m.
Cả 3 tháp xây trên vùng đồi cao,phẳng rộng, cách sông Kôn khoảng 2km, xây theo trục Bắc – Nam, mỗi tháp xây cách nhau 3,5 km.
Cụm tháp này gồm ba tháp: Tháp giữa cao 42m, tháp Nam cao 36m và tháp Bắc cao 34m. Cụm Tháp thờ 03 vị thần tối cao của Hindu giáo, đó là Brahma, Vishnu và Shiva. Brahma là thần sáng tạo, Vishnu là thần bảo tồn, Shiva là thần hủy diệt. Ba vị thần tối cao trong Hindu giáo gọi là Trimurti, tam vị nhất thể.
Nó thể hiện cho triết lý: mọi sự vật trong tự nhiên do thần Brahma sinh ra, được duy trì, phát triển bởi thần Vishnu và cuối cùng bị hủy diệt bởi thần Shiva. Shiva hủy diệt cái cũ để tái tạo ra cái mới tốt đẹp hơn, hoàn thiện hơn, nó giống quy luật phủ định của phủ định trong triết học biện chứng.
Chăm Pa tiếp nhận văn hóa Ấn Độ và đạo Hindu làm quốc giáo, nhưng theo một nhánh riêng, trong đó tôn thờ thần Shiva hơn tất cả các vị thần khác.
Các tháp Chăm thường thờ thần Shiva dưới dạng Linga – Yony. Theo truyền thuyết Ấn Độ, thần Shiva lần đầu xuất hiện dưới dạng cột lửa khổng lồ hình Linga. Linga tượng trưng cho giống đực, Yony tượng trưng cho giống cái. Giống đực và giống cái là hai thế lực lớn nhất trong tự nhiên. Linga kết hợp với Yony sẽ tạo ra sự sinh sôi nảy nở của vạn vật. Phần lớn tháp Chăm thờ thần Shiva dưới hình thưc ngẫu tượng Linga – Yony. Đây là tín ngưỡng văn hóa phồn thực rất đặc biệt của văn hóa Chăm Pa.
Tháp Dương Long được xây dựng vào cuối thế kỷ XII đầu thế kỷ XII. Giai đoạn này, giữa vương quốc Chăm Pa với đế quốc Chân Lạp ( Khmer) xảy ra chiến tranh liên miên. Vùng đất Vijaja từng bị sáp nhập vào lãnh thổ của người Khmer trong thời gian tương đối dài, từ cuối thể kỷ XII đến năm 1220, Chăm Pa mới giành được độc lập. Vì vậy, tháp Dương Long bị ảnh hưởng phong cách kiến trúc đền tháp Khmer khá rõ nét.
Người Chăm xây tháp bằng gạch, còn người Khmer xây tháp bằng đá. Tháp Dương Long có sự kết hợp hài hòa giữa gạch và đá, nhưng nhìn vào ta thấy yếu tố Chăm vẫn chiếm địa vị chủ đạo. Tháp Dương long là khu Tháp mà người Chăm sử dụng tài tình chất liệu mới vào kiến trúc, nhưng nhìn vào ta thấy giữa hai chất liệu hòa quyện với nhau trong một tổng thể chung. Chính vì điều ấy, đã làm chó giá trị tháp Dương Long có vị trí một không hai trong kiến trúc Chăm.
Tính quy mô của tháp Dương Long được thể hiện không chỉ ở chiều cao của nó (cao nhất trong các tháp Chăm còn lại ở Việt Nam) mà còn ở lối kiến trúc độc đáo, đặc biệt là các hoa văn, hoạ tiết được khắc tạc trực tiếp trên những tảng đá đồ sộ đặt ngay trên đỉnh tháp với nghệ thuật điêu khắc chạm trổ điêu luyện, các đường nét thể hiện vừa hoành tráng vừa lộng lẫy, vừa tinh tế mềm mại, những con vật và họa tiết trang trí vừa sống động chân thực, vừa huyền ảo kì bí. Tháp Dương Long được đánh giá là một trong những tháp Chăm đẹp nhất Việt Nam.
Thời kỳ Vijaya kéo dài gần 5 thế kỷ, dù đã trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử, nhưng vẫn được coi là thời kỳ huy hoàng, phát triển toàn diện của dân tộc Chăm. Những dấu tích vật chất còn lưu lại ở Tháp Dương Long là nguồn tư liệu quý giá về lịch sử, kiến trúc, điêu khắc, phản ánh phong phú đa dạng đời sống vật chất, tinh thần của người Chămpa, cũng như những mối quan hệ bang giao, kể cả những cuộc chiến tranh với các quốc gia lân cận, dẫn đến việc giao lưu giữa các nền văn hoá trong khu vực, đặc biệt là với quốc gia Khmer. Tháp Dương Long là biểu hiện độc đáo về nghệ thuật điêu khắc Chămpa, ngoài ra nghệ thuật kiến trúc và tạo hình ở đây cũng thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa tinh hoa của nghệ thuật Chămpa truyền thống và những thành tựu của các nền nghệ thuật trong khu vực.. Hiện vật được phát hiện tại di tích gồm nhiều di vật, cổ vật có giá trị về lịch sử, văn hóa và khoa học, phong phú về loại hình, chất liệu, bao gồm: phù điêu Brahma, phù điêu Kala, vòm trang trí, phù điêu thần Indra, rắn Naga, Makara, cánh sen… Đó là một nền nghệ thuật giàu sức sống, đầy tính nhân văn và khát vọng, phản ánh tư duy trừu tượng, lãng mạn của con người khi lý giải về sự kỳ diệu của vũ trụ.
Với giá trị tiêu biểu, di tích kiến trúc nghệ thuật Tháp Chăm Dương Long (huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định) được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt (tại Quyết định số 2367/QĐ-TTg ngày 23/12/2015 )./.
Khi đến du lịch Quy Nhơn – Bình Định, tìm hiểu văn hóa lịch sử vùng đất đó cho bạn những kiến thức và trải nghiệm hết sức quý giá. Tháp Dương Long là một hiện tượng đặc biệt trong nghệ thuật xây dựng đền tháp Chăm Pa. Dương Long mang trong mình cả một nền văn hóa Chăm Pa rực rỡ, là một điểm níu chân du khách muốn tìm hiểu về quá khứ vàng son rực rỡ của vương quốc cổ Chăm Pa.
Hãy liên hệ với chúng tôi – Công ty TNHH lữ hành quốc tế Golden life – Goldenlife travel. Chúng tôi tổ chức các tour du lịch Quy Nhơn – Bình Định hơn 15 năm nay, là một trong những công ty tiên phong tổ chức tour du lịch Bình Định – Phú Yên – Tây Nguyên. Liên hệ 1900 599946 – www.goldenlife.vn
Quý khách cần đặt tour du lịch tại Quy Nhơn, gọi ngay 1900 599946 – Goldenlife Travel
Tour Quy Nhơn – city tour 1 ngày
Tour Kỳ Co – Hòn Khô – Eo Gió 1 ngày
Tour Bảo tàng Quang Trung – Hầm Hô
Tour Hòn Khô ( đón tại bến thuyền)
Tour Kỳ Co ( đón tại bến thuyền)
Tour Hòn Khô – Eo Gió – Trung Lương 1 ngày
Tour Kỳ Co – Eo Gió – Trung Lương 1 ngày