Tổ Đình Thiên Bình, Bình Định

Ba dòng pháp phái đến Bình Định là: Thiền phái Lâm Tế Nguyên Thiều, Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh và Thiền phái Liễu Quán.

Bước đầu tiên khởi sự bởi Tổ sư Nguyên Thiều – Siêu Bạch ( 1648 – 1728 ), khai sơn Thập Tháp Di Đà Tự và Chùa Quốc Ấn ( Huế ), đặt nền móng cho một thời kỳ du nhập dòng Thiền Lâm Tế vào Việt Nam. Trong số hậu duệ của Ngài có thiền sư Minh Hải – Pháp Bảo ( 1670 – 1746 ) cùng phái đoàn được chúa Nguyễn mời sang nước ta tổ chức Giới đàn vào năm 1695.

Xuôi về đất Hội An, Quảng Nam nắm bắt căn duyên và môi trường hoằng đạo tại đây thích hợp, thiền sư đã khai sơn Tổ đình Chúc Thánh và khởi xướng dòng truyền thừa mới thông qua bài kệ ” Minh Thật Pháp Toàn Chương… Kỳ Quốc Tộ Địa Trường”. Chưa đầy 100 năm sau, tại Bình Định, Tổ Đình Thiên Bình Được thành lập và trở thành cơ sở vững chắc cho việc mở mang phái Lâm Tế Chúc Thánh ở miền đất võ.

Tổ đình Thiên Bình trong thời kỳ nội chiến Trịnh – Nguyễn phân tranh ” Nồi da xáo thịt” dân tình đói khổ lầm than không biết nương tựa vào đâu. Năm 1775 Nhà Trịnh chiếm kinh đô Phú Xuân, chúa Nguyễn chạy vào Nam. Rồi tiếp đến là cuộc khởi nghĩa của nghĩa quân Tây Sơn vào thập niên 70 của thế kỉ XVIII, thù trong giặc ngoài, giặc Thanh đang âm mưu thôn tính từ bên ngoài, bên trong nội chiến loạn lạc, rối ren. Để tránh thương vong, dân nghèo mất nguồn sinh sống đã di cư vào Nam ( Đàng Trong ). Trong dòng người di cư số đông thuộc tộc Nguyễn vốn thuần tín Phập pháp lâu đời. Đến vùng đất mới họ mong muốn có nơi thờ phụng ông bà tổ tiên, siêu đô các oan hồn tử sĩ nơi sa trường, cầu cho quốc thái dân an. Trong số đó có gia đình Nguyên Thiên, nổi tiếng giàu có, trước lập gia phong từ đường cho gia tộc họ Nguyễn tại làng Trung lý, nay thuộc xã Nhơn Phong, thị xã An Nhơn. Đời sau con ông là Nguyễn Kịch tiếp nối chí nguyện của cha mẹ, vừa chăm lo phát triển điền sản, vừa chú trọng tâm linh. Nhờ có Phật chủng và giáo hóa của chư tăng ông đã bén duyên Bồ Đề, tự mình hiến cúng ruộng vườn ( 5 thửa ) và kinh phí tạo lập một ngôi già lam giữa vùng nông quê. Đích thân ông cất công tìm kiếm và cung thỉnh Hòa thượng Từ Khánh – Thiền Diên, trụ trì Hoằng Nhơn ( Phù Cát, Bình Định ) chính thức cử hành lễ khai sơn chùa vào niên hiệu Quang Trung năm thứ 2 ( 1789 ), đặt tên là Chùa Thiên Bình.

Ban đầu chùa Thiên Bình chỉ là mái tranh vách đất, ngay cả tượng thờ cúng cũng chưa hoàn bị.

Ngày nay Thiên Bình mang vẻ đẹp uy nghi, trầm tĩnh, cổ kính mà vẫn tân tiến, điều này cho thầy ngôi chùa được trùng tu nhiều lần nhờ công lao của các thế hệ trụ trì.

Vẻ đẹp trầm mặc thanh nhã của Tổ Đình Thiên Bình

9 thế hệ trụ trì Thiên Bình từ ngày khai sơn đến nay

Không tính tổ khai sơn Từ Khánh – Thiền Diên, vì sau khi khai sơn ngài đã cắt cử đệ tử trụ trì Thiên Bình

  1. Thiền sư Gia Nghị làm trụ trì đầu tiên của Chùa Thiên Bình. Thiền sư Gia Nghị là người có công đầu tiên kết nối Tổ đình Thiên Bình với triều đình nhà Nguyễn nhờ có công nuôi dạy Nguyễn Hiệp trưởng thành làm quan đến Ngũ phẩm , hộ quốc suốt triều đại Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức. Ngài được coi là quân sư của Nguyễn Hiệp
  2. Hòa thượng Đạt Huệ ( 1766 – 1861 ): Ngài từ Thập Tháp về trụ trì Thiên Bình
  3. Ngài Ấn Cơ ( 1827 – 1891 ): Cao Tăng từ chùa Thanh Long về trụ trì Thiên Bình từ 1861 – 1891 ): Thời gian này tổ đình chuyển mình phát triển rực rỡ, mở rộng Tăng phòng, điện Phật, tổ đường, phát triển kinh tế tự cung tự cấp, phát triển Tăng chúng cho chùa, phát triển bổn đạo.
  4. Thiền sư Chơn Dụng – Quang Phước ( … – 1923 ) kế thừa Sư phụ Ấn Cơ sau khi ngài viên tịch, duy trì thiên môn đến khi ngài viên tịch.
  5. Như Từ _ Tâm Đạt: Đảm nhận trụ trì Thiên Bình năm 20 tuổi khi vừa lãnh thợ Cụ Túc giới. Ngài đã tạo dựng Thiên Bình trở thành một cơ sở hoằng pháp uy tín nổi bật nhất thời bấy giờ. @ lần trùng tu Chùa, 3 lần mở giới đàn, tiếp độ lưỡng bộ Tăng Ni đệ tử đông đảo, nghiêm khắc Thiền môn quy củ, mật hạnh tinh chuyên, gắn bó với bà con dân chúng thể hiện đạo pháp – dân tộc. Vì thế mà từ triều đình nhà Nguyễn và chính quyền nhà nước luôn hộ trì mạnh mẽ cho Tổ đình Thiên Bình
  6. Hòa Thượng Thích Liễu Không ( 1931-1999 ) tiếp tụ sự nghiệp trụ trì Thiên Bình vào năm 1967: Tham gia tích cực giáo hội và tổ chức cứu quốc. Chùa Thiên Bình đóng vai trò ngôi nhà Cách Mạng của quân đội liên khu V trong kháng chiến chống Mỹ. Thời Ngài Liễu Không Thiên Bình bị Mỹ đánh bom sập hoàn toàn và ngài đứng ra xây lại. Thiên Bình tiếp tục là nơi nướng nấu của quân nhân yêu nước và Tăng Ni tu tập. Không chỉ tham gia nhiều hoạt động của Giáo hội Phật giáo Bình Định ngài còn đứng ra tổ chức đại giới đàn năm 1985
  7. Ngài Đồng Tâm _ Phước Minh trụ trì Thiên Bình
  8. Hòa Thượng Thích Phước Minh: Trụ Trì Thiên Bình
  9. Thượng Tọa Thích Đồng Ngộ: 13/7/2024 ( Nhằm ngày 15/6/ 2022 Nhâm Dần ) tấn phong trụ trì Thiên Bình kế nghiệp sư phụ Hòa Thường Thích Phước Minh tuổi cao sức yếu, và khởi công xây dựng Đại Điện mới

Tổ Đình thiên Bình không chỉ là nơi chăm lo Phật sự, mà còn là một nơi du khách tìnó chung m về tham quan, chiêm bái lễ Phật, là một chứng nhân của lịch sử Bình Định và lịch sử của Phật giáo Bình Định nói riêng.

Tổ đình Thiên Bình Đình Định
Tổ đình Thiên Bình Đình Định, sắc tứ

Nguồn: ĐĐ. TS Thích Đồng Lực – Trụ trì chùa Giác Phong

Nguyên Thị Xuân Lan – CEO Golden Life Travel

Chia sẻ :

image image
Nguyễn Thị Xuân Lan

Hơn 16 năm liên tục, miệt mài, đầy đam mê quảng bá cho Du lịch Quy Nhơn – Bình Định. CEO Golden Life Travel, chị Nguyễn Thị Xuân Lan và đội nhóm chuyên gia trẻ của Golden Life luôn tích cực, không ngừng nghỉ quảng cáo cho điểm đến du lịch Quy Nhơn – Bình Định

Tiếp tục khám phá nhé

Bài viết liên quan.

Zalo Messenger Messenger