Thành Đồ Bàn – Vương Quốc Chăm Pa – Ký ức huy hoàng về một đế chế từng phát triển rực rỡ nhất trên đất Bình Định vào những năm của thế kỉ thứ 10 đến thế kỉ 13
Nhìn lại lịch sử, Chăm – Pa là một quốc gia có chủ quyền, tồn tại trên vùng biển miền Trung từ thế kỉ 2 đến thế kỉ 15 trước khi sát nhập hoàn toàn vào Đại Việt, trở thành một trong 54 dân tộc anh em trên lãnh thổ Việt Nam hôm nay.
Lịch sử hình thành
Thành Đồ Bàn – Vương Quốc Chămpa từng là kinh đô hoa lệ, niềm tự hào của những vị Vua, những thầy cúng, những thiếu nữ Apsara với đôi chân vững chắc điêu luyện, với ánh mắt lung linh huyền ảo xoay mình trong điệu múa thần thánh.
Thành Đồ Bàn còn gọi Vijaya ( Tiếng Phạn có nghĩa là Thắng Lợi ) tọa lạc tại xã Nhơn Hậu, Thị xã An Nhơn tỉnh Bình Định ngày nay. Thành Đồ Bàn là tên kinh thành của Vương quốc Chăm Pa, có quốc hiệu là Chiêm Thành.
Sau khi Kinh đô cũ Indrapura bị quân đội Đại Việt Lê Hoàn đánh bại năm 982, Đại Việt giao cho một vị tướng tên Lưu Kế Tôngcai trị phần đất Bắc Chăm thuộc Quảng Bình đến Quảng Nam ngày nay.
Triều đình Chăm pa lánh nạn vào Nam. Người Chăm tôn vinh vị minh chủ của mình lên ngôi, tên hiệu Harivaman II vào năm 988. Ông cho xây dựng Vijaya làm Quốc Đô.
Sau khi Lưu Kế Đôchết, người Việt ( Người Kinh ) rút khỏi phần đất Bắc Chăm pa, Vua Harivaman II lấy lại phần đất và dời dô về Indrapura.
Đến năm 999, vị Vua kế tiếp là Sri Vijaya Yangkupu đã dời đô vĩnh viễn về Vijayanăm 1005 tại Thành Đồ Bàn trên đất An Nhơn Bình Định ngày nay.
Trong suốt 5 thế kỉ Chăm pa liên tiếp chịu nhiều cuộc tấn công của Đại Việt, Xiêm, Chân Lạp, Nguyên Mông, Khơ me.
Đến năm 1471 quân đội Đại Việt do Lê Thánh Tông đánh chiếm Thành Đồ Bàn, chấm dứt 5 thế kỉ tại Quốc Đô Vijaya. Quân Chăm pa lui về phía Nam Đèo Cù Mông
Thành Đồ Bàn – Cố Đô Vương Quốc Champa
Các vị thần của Người Chăm pa
Người Chăm theo chế độ mẫu hệ, tôn thờ thần Shiva, thờ Linga và Yoni theo tín ngưỡng phồn thực. Họ rất giỏi nghề đi biển, làm nông, dệt vải, tìm trầm, nghề gốm,… Do sống dọc bờ biển miền Trung nên vấn đề giao thương đường biển rất phát triển.
Văn hóa Chăm chịu ảnh hưởng nhiều của Ấn Độ Giáo, Bà- La- Môn Giáo
Ba vị thần được người Căm pa tôn thờ tối cao là:
- 1. Thần Shiva – Thần Hủy Diệt.
Thần Shiva – Đâng Tối cao
Thần Shiva được người Chăm tôn sùng một cách tuyệt đối, hình thành nền tôn giáo chuyên thờ Thần Shiva được gọi là Shiva giáo, phản ánh đậm nét trong nghệ thuật điêu khắc đá Chăm. Thần Shiva là vị thần quyền năng, mạnh mẽ nhất. Thần hủy diệt cái cũ, tái tạo được cái mới. Thần Shiva thường được thờ cúng dưới hình thức Linga.
Theo truyền thuyết thần thoại Ấn Độ, khởi đầu của Shiva là một cột lửa hình trụ Linga, đại diện cho tính dương, tức bộ phận sinh dục nam. Biểu tượng hóa thành Linga là cột vụ trụ được thờ trong các đền, tháp,…
Thần Shiva – Vị Thần Tối Cao của sự hủy diệt. Ảnh Wiki
Linga thường kết hợp với Yoni, , đại diện cho âm tính, là bộ phận sinh dục nữ để tạo thành một chỉnh thể hợp nhất Linga – Yoni, với tín ngưỡng phồn thực, tượng trưng cho năng lực sáng tạo của thần Shiva hoặc các ảnh tượng dưới trạng thái thiền định sâu.
Trong điêu khắc Chămpa thần Shiva còn được thể hiện dưới dạng nhân hình với nhiều hình thức vai trò khác nhau, nhưng phổ biến là hình thức Nataraja – Vua Khiêu Vũ. Đây là biểu tượng cho quyền năng tuyệt đối, biểu hiện hoàn hảo nhất của Thần Shiva.
Thần Shiva – Ảnh Wiki
Theo Ấn Độ Giáo, ở cuối mỗi chu kỳ vũ trụ, thần Shiva là Nataraja sẽ thực hiện các vũ điệu thần thánh của mình để hủy diệt vũ trụ cũ không còn sức sống, chuẩn bị cho quá trình sáng tạo ra vũ trụ mới. Hình thức phổ biến của khiêu vũ Nataraja là Tandava – điệu nhảy dữ dội, bạo lực kết hợp với hủy diệt. Laysya – Khiêu vũ nhẹ nhàng, gắn với tái sinh sáng tạo. Láysya được thực hiện sau Nataraja, với sự đáp ứng của người phối ngẫu là nữ thần Parvati.
Trong điêu khắc Ấn Độ, hình tượng Shiva được làm bằng đồng. Thần Shiva đang thực hiện vũ điệu Tandava trong vòng lửa, biểu hiện của vũ trụ. Chân phải đạp lên con quỷ lùn Aparmara, tượng trưng cho chiến thắng của Shiva trước sự lầm lạc, mê muội thiếu hiểu biết.. Chân trái nâng cao, đá sang phải để giữ vững trạng thái cân bằng. Sức mạnh năng lượng khi thực hiện điệu múa khiến mái tóc của thần tung bay sang hai bên. Tổng thể cho thấy Tandava là điệu múa điều hành vụ trụ của thần Shiva, khởi nguồn cho một chu kỳ mới: Sáng tạo – Bảo Tồn – Hủy diệt.
- 2. Thần Brahma – Thần Sáng tạo. Theo kinh Purana thì thần Brahma tự sinh ra chính mình từ một hoa sen, có tích nói thần sinh dưới nước, hay từ một hạt giống rồi biến thành quả trứng bằng vàng. Từ quả trứng vị thần sáng tạo này trở thành Brahmanda hay vũ trụ. Brahma còn được gọi là Kanja ( Nghĩa là sinh ra từ trong nước )
Brahma có 4 đầu, 4 gương mặt ( 4 phần của kinh Vedas ); 4 cánh tay ( Biểu hiện của 4 hướng đông – tây – Nam – Bắc ). Mỗi đầu Ngài đọc một trong 4 phần của kinh Vệ Đà.
Không giống các vị thần Hindu khác, Brahma không mang theo vũ khí bên mình, một tay cầm vương trượng, một tây cầm kinh Vedas và chuỗi tràng hạt. Biểu tượng vật chất tạo ra vũ trụ – gọi là Akasamala ( Tràng hạt của những con mắt ). Đây là vật thần Brahma dùng để tính thời gian của vũ trụ
Thần Brahma – Vị Thần Sáng Tạo
Thần Vishnuhóa thân từ cá, rùa, lợn nòi, nửa người nửa sư tử, người lùn, một người hoàn hảo trong hóa thân Parasuram. Trong hóa thân Ram ông là trụ cột gia đình. Trong Krishna, ông hồn nhiên vui vẻ, thể hiện quyền lực tối cao, sự minh triết của Thượng đế. Mỗi hóa thân ông điều để lại thông tốt lành cho thế gian.
Thần Vishnu có 4 cánh tay thần lực mạnh mẽ. Hai cánh tay trước mặt hiện diện trong thế giới vật chất. Hai cánh tay phía sau thể hiện thế giới tâm linh. Ngài đeo trên cổ chiếc hoa tai niềng, thể hiện quyền lực tối cao: Mang Kaustubha, vòng cổ Vanamaalaa, đội vương miện thể hiện quyền lực tối cao,ý nghĩa của những vật dụng Vishnu mang theo mình:
* Vỏ ốc: Ngài giữ bên tay trái là Sự sáng tạo. Panchajanya được xem như khởi đầu của 5 yếu tố: Đất, Nước, lửa, không khí và bầu trời
* Bánh xe: Ngài giữ bên tay phải là vũ khí sắc bén thể hiện con đường xác định chân lý vĩnh cửu. Vũ khí này đại diện là hoa sen 6 cánh quyền lực điều khiển cả 6 mùa
* Cây gậy GadaNgài nắm trong tay trái phía dưới, tượng trưng cho nguồn lực nguyên thủy, khởi đầu của sức mạnh tinh thần và vật chất.
* Hoa sen PadmaNgài giữ trong tay phải phía dưới thể hiện sự giải thoát hay phân tán. Hoa sen tượng trưng cho quyền lực khởi đầu của vũ trụ
Vishnu là một vị thần từ bi. Thần Vishnu dù hiện thân dưới hình thức nào cũng là để phụng hiến cho hạnh phúc của kẻ khác.
Thần Vishnu – Vị Thần Bảo Tồn
Vương Quốc Chăm pa còn sống mãi trong kí ức lịch sử, hiện nay Người Chăm tại Bình Định sinh sống tập trung tại huyện Vân Canh, Bình Định, trở thành một dân tộc chung sống trên lãnh thổ Việt Nam.
Nguyễn Thị Xuân Lan – CEO Golden Life Travel
Đặt tour Lịch Sử Văn Hóa Tâm Linh
Hotline: 1900 599946