ĐIỂM ĐẾN HẤP DẪN NHẤT ĐỊNH PHẢI ĐI KHI DU LỊCH BÌNH ĐỊNH – Cập nhật 2023 – 07 CỤM THÁP CHĂM NGÀN NĂM TUỔI
Bình Định là Kinh Đô xưa của Chăm Pa, nên ở đây có hệ thống rất nhiều Tháp Chăm. Hiện nay còn lại 7 cụm với 14 Tháp Chăm còn gần như nguyên vẹn. Du lịch Quy Nhơn – Bình Định phải ghé qua ít nhất 1 cụm Tháp để ngắm nhìn thành quả ngàn năm của người xưa.
Nội dung bài viết
Địa điểm: Thôn Châu Thành, phường Nhơn Thành, Thị xã An Nhơn.
Loại hình di tích: Kiến trúc Champa
Di tích có tên gọi là tháp Vàng, hay Tour Khmer. Là một trong 14 kiến trúc tháp hiện còn hệ thống di tích tháp cổ Champa Bình Định. Tháp được xây dựng trên đồi cao 76m so với mực nước biển, nổi bật trên đồi gò thấp.
Tháp đứng trên đồi cao trông có vẻ trơ trọi, đìu hiu, nhưng lên tới chân tháp, phóng tầm mắt ra bốn hướng thì thấy cảnh trí xung quanh thật kỳ vĩ. Tại đây có thể nhìn thấy cả vùng đồng bằng rộng lớn của thị xã An Nhơn và huyện Phù Cát.
Tháp được Bộ Văn hoá – Thông tin xếp hạng di tích Kiến trúc nghệ thuật năm 1995.
Địa điểm: Xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước
Loại hình di tích: Di tích kiến trúc
Là quần thể di tích gồm 4 tháp, người Pháp gọi là Tor d’ Argent (tháp bạc), người Việt gọi là tháp Bánh Ít, tên một loại bánh có trong dân gian dùng trong nghi lễ cưới hỏi của người Bình Định.
Trong phong cách kiến trúc Bình Định, tháp bánh Ít là đại diện cho bước đầu thể hiện cho phong cách kiến trúc này, nó được xếp trong nhóm cùng với Cánh Tiên,Thủ Thiện và Phú Lốc. Tháp được xây dựng chính bằng gạch và có thêm đá.
Nhìn chung tháp được xây khá hoàn chỉnh, chất liệu gạch thuần nhất. Về công năng có người cho rằng đây là tháp giữ lửa để các tăng lữ dùng trước khi vào làm lễ. Cụm tháp này được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng di tích Kiến trúc Nghệ thuật vào năm 1982.
Địa điểm: Xã Tây Bình, huyện Tây Sơn
Loại hình di tích: Di tích kiến trúc
Trong hệ thống di tích tháp Chàm Bình Định, tháp Dương Long là cụm tháp đồ sộ nhất, hoành tráng nhất và đẹp hiện còn trên đất Bình Định .Di tích còn 3 tháp người Pháp gọi là tháp Ngà, người Việt gọi là tháp Dương Long theo tục danh của khu đồi,trước năm 1945, tháp thuộc thôn Vân Tường Tổng Mỹ Thuận, phủ An Nhơn. Cụm tháp này gồm ba tháp: Tháp giữa cao 42m, tháp Nam cao 36m và tháp Bắc cao 34m.
Nhìn chung, tháp Dương Long là cụm tháp mang phong cách kiến trúc Khơ me, cho nên trong vật liệu xây dựng, đá được đưa vào sử dụng nhiều, nhưng nhìn vào ta thấy yếu tố Chăm vẫn chiếm địa vị chủ đạo, Tháp Dương long là khu Tháp mà người Chăm sử dụng tài tình chất liệu mới vào kiến trúc, nhưng nhìn vào ta thấy giữa hai chất liệu hòa quyện với nhau trong một tổng thể chung. Chính vì điều ấy, đã làm chó giá trị tháp Dương Long có vị trí một không hai trong kiến trúc Chăm.
Tháp Dương Long được đánh giá là một trong những tháp Chăm đẹp nhất Việt Nam. Tháp Dương Long được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng là di tích Kiến trúc Nghệ thuật năm 1980 và được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt ngày 23/12/2015.
Địa điểm: Thôn Thủ Thiện, xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn
Loại hình di tích: Di tích kiến trúc
Tháp tọa lạc trên vùng đất không cao ven sông Côn thuộc địa phận làng Thủ Thiện, xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn. Tháp nằm bên Nam ngạn sông Côn khoảng 500 m tên tháp Thủ Thiện là do dân gian đặt, trong tư liệu của Pháp gọi là Tour De Bronze (tháp đồng).
Giới nghiên cứu cho rằng, tháp Thủ thiện là tháp đại diện cho phong cách kiến trúc Bình Định.Về quy mô tháp Thủ Thiện nhỏ hơn Cánh Tiên và Phú Lốc nhưng nó vẫn mang đầy đủ của nghệ thuật kiến trúc Bình Định. Di tích có giá trị nghiên cứu và phát huy du lịch.
Theo ghi chép của các hoc giả Pháp ,trong tháp Thủ Thiện cái giá trị nhất của ngôi tháp này là hệ thống bàn thờ trong lòng tháp, nay đã bị đục mất , còn dấu vết để lại trên tường Tháp có chiều cao 18,62m, có bình đồ vuông, mỗi cạnh 9,2m. Cấu trúc tháp chia làm 3 phần, gồm đế, thân và đỉnh tháp.
Địa điểm: Thôn Bình Lâm, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước
Loại hình di tích: Kiến trúc Tôn Giáo
Tháp được xây dựng trên đồng bằng , ghi chép của Đại nam nhất thống chí “tháp Thanh Trúc ở thôn Bình Lâm”.
Về góc độ kiến trúc, tháp Bình Lâm là kiến trúc chuyển tiếp từ phong cách kiến trúc thế kỷ X sang phong cách Bình Định.Là tháp có niên đại sớm nhất trong những tháp Chàm hiện còn.Cuối thế kỷ X đầu thế kỷ XI. Năm 2002, quanh chân tháp được khai quật nghiên cứu phục vụ gia cố,trùng tu.
Địa điểm: Phường Đống Đa, Tp. Quy Nhơn
Loại hình di tích: Di tích kiến trúc
Tháp có 2 tháp nên dân gian gọi là tháp Đôi, trước cách mạng tháng Tám, tháp thuộc thôn Hưng Thạnh huyện Tuy Phước nên tháp còn có tên là tháp Hưng Thạnh hay Khmer. Nhưng tên Tháp Đôi là tên gọi phổ biến.
Nhìn chung tháp Đôi được xây cất tỷ lệ hợp lý,dù ảnh hưởng của phong cách Khơmer, nhưng yếu tố truyền thống Chăm vẫn chiếm địa vị chủ đạo trong kiến trúc. Tháp đã được gia cố hoàn chỉnh, chưa được khai quật nghiên cứu. Di tích có giá trị để khai thác du lịch.
Hiện nay, Tháp Đôi tọa lạc trên khu đất đẹp, bằng phẳng, rộng hơn 6.000 m2. Thấp thoáng trong bóng những cây dừa, cau và hoa đại (những loài cây gắn liền với văn hóa Chăm). Tháp cũng trở thành một trong những điểm du lịch nổi tiếng của Quy Nhơn, Bình Định.
Địa điểm: thôn Nam Tân, xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn
Loại hình di tích: Kiến trúc tôn giáo
Tháp nằm gần như trung tâm của thành Đồ Bàn, kinh đô xưa của vương triều Champa. Tháp được xây dựng trên gò tục danh gọi là Gò Đá Trắng. Đầu thế kỷ XX, khi khảo sát tháp, ngoài tên gọi Cánh Tiên H.Parmentier gọi là Toue de Cuire (tháp Đồng). Tháp Cánh Tiên là tháp tiêu biểu của phong cách kiến trúc Bình Định. So với các tháp Chàm khác trong vùng, tháp Cánh Tiên có dáng chắc khỏe, bề thế uy nghiêm và còn khá nguyên vẹn.
Ngôi tháp được tạo dáng thanh thoát nhưng trang nghiêm, tháp có 4 tầng thu nhỏ về phía trên, tầng nào cũng có 4 tháp góc trang trí, mỗi góc lại có những tầng nhỏ, tạo dáng lá lật nhỏ dần về phía trên tạo cảm giác như cánh chim đang bay, từ vai tháp trở lên, 4 phía đều giống như cánh tiên bay lên nên được gọi là tháp Cánh Tiên. Tháp được xây dựng vào thời vua Chế Mân nên có truyền thuyết cho rằng: đây là ngôi tháp vua Chế Mân dành tặng hoàng hậu Paramecvari tức Huyền Trân công chúa, người con gái Việt cao quý đã cùng ông kết mối lương duyên lịch sử. Tháp được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng di tích Kiến trúc Nghệ thuật năm 1982.
Quý khách cần đặt tour du lịch tại Quy Nhơn, gọi ngay 1900 599946 – Goldenlife Travel
Tour Quy Nhơn – city tour 1 ngày
Tour Kỳ Co – Hòn Khô – Eo Gió 1 ngày
Tour Bảo tàng Quang Trung – Hầm Hô
Tour Hòn Khô ( đón tại bến thuyền)
Tour Kỳ Co ( đón tại bến thuyền)
Tour Hòn Khô – Eo Gió – Trung Lương 1 ngày
Tour Kỳ Co – Eo Gió – Trung Lương 1 ngày
Tour khám phá tháp Chăm Bình Định 1 ngày
Tour Phú Yên hoa vàng cỏ xanh 1 ngày