Nội dung bài viết
Đào Tấn – người được coi là ông tổ nghệ thuật tuồng hiện đại Việt Nam. Nói đến Đào Tấn là nói đến sự cống hiến lớn lao đối với môn nghệ thuậ tuồng. Suốt cuộc đời ông mang hết tâm huyết cống hiến cho loại hình nghệ thuật này. Ông là người đầu tiên mở trường đào tạo nghệ nhân tuồng trên đất Việt, là người đã để lại hàng trăm pho kinh điển và mẫu mực cho sân khấu tuồng Việt Nam, được suy tôn là ông tổ nghề tuồng Việt Nam.
Ông tên thật là Đào Đăng Tấn, tự là Chỉ Thúc, hiệu là Tô Giang và Mộng Mai, biệt hiệu là Tiểu Linh Phong Mai Tăng, hoặc Mai Tăng. Ông quê ở thôn Vinh Thạnh, xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Ông mất năm 1907 cách đây 116 năm.
Nghệ thuật Tuổng cổ được hình thành trên cơ sở ca, vũ, nhạc và các trò diễn xướng dân gian với ngôn ngữ văn chương bác học kết hợp nhuần nhuyễn văn chữ Hán với văn Nôm đã có phát triển cực thịnh vào thế kỷ 17 -18. Cuối thế kỷ 18, Tuồng cổ đã phát triển một cách hoàn chỉnh mọi mặt từ kịch bản văn học đến nghệ thuật biểu diễn.
Khác với các loại hình sân khấu khác như chèo, cải lương… Tuồng cổ mang theo âm hưởng hùng tráng với những tấm gương tận trung báo quốc, xả thân vì đại nghĩa, những bài học về lẽ ứng xử của con người giữa cái chung và cái riêng, giữa gia đình và Tổ quốc, trong đó, chất bi hùng được coi là một đặc trưng thẩm mỹ của loại hình nghệ thuật truyền thống này.
Dàn nhạc Tuồng chủ yếu làm nhiệm vụ hỗ trợ trong biểu diễn của diễn viên, nhưng lại có vai trò quan trọng thổi hồn cho nhân vật và bối cảnh. Nhạc cụ Tuồng gồm có: Bộ gõ (trống, thanh la, mõ..), bộ hơi (kèn, sáo, chủ yếu là kèn), bộ dây (nhị, cò, hồ, đại, tiểu…), bộ gảy (tam, tứ, nguyệt…). Bên cạnh đó, Tuồng cổ còn mang đậm yếu tố hội họa được thể hiện rõ nét qua cách vẽ mặt thể hiện được tính cách, bản chất của nhân vật đó và qua trang phục của nhân vật. Sự kết hợp đa dạng của các yếu tố trên đã tạo ra các tuyến nhân vật khác nhau, mang tính cách, tâm trạng và hoàn cảnh khác nhau.
Mộ danh nhân Đào Tấn nằm trên một khoảng đất phẳng ở sườn núi, được bao quanh bởi khung cảnh khá hữu tình…Đây là di tích lịch sử – văn hóa nổi tiếng ở Tuy Phước.
Đến thăm mộ Đào Tấn, du khách sẽ có những phút giây trầm lắng bởi không khí cố kính, linh thiêng nhuốm màu thời gian nơi đây và nghiêng mình ngưỡng vọng Đào Tấn – con người thanh bạch, cương trực, nhưng rất tài năng, nghệ sĩ. Để rồi thêm yêu quý, tự hào về xứ Nẫu Bình Định – vùng “đất võ trời văn”.
Núi Hoàng Mai (Huỳnh Mai), hay còn gọi là núi Đá Vàng, Mai Sơn, nay thuộc thôn Hoàng Mai, xã Phước Nghĩa, huyện Tuy Phước. Từ huyện lỵ theo trục lộ về hướng Tây Bắc khoảng 1km là tới núi Huỳnh Mai. Mộ Đào Tấn nằm trên lưng chừng núi, ngoảnh mặt về hướng Nam nhìn về thôn Vinh Thạnh, nơi ông cất tiếng khóc chào đời, nơi tuổi thơ nhọc nhằn của ông đã đi qua là nơi ông sống những năm tháng cuối cùng của cuộc đời mình. Tuy thuộc xã khác nhưng nơi ông yên nghỉ chỉ cách nhà ông chưa đầy 2km. Dưới chân núi có con sông Tranh, một chi lưu của sông Kôn từ tháp Bánh Ít đổ ra đầm Thị Nại chảy qua. Thế mộ nằm vào điểm uốn của sông Tranh, là nơi tụ thủy. Thế đất như vậy, theo thuyết phong thủy, là cát địa. Nhà nho uyên thâm Đào Tấn hẳn đã có ý tứ khi chọn thế đất này.
Năm 1994, trước tình hình ngôi mộ bị xuống cấp nghiêm trọng sau bao năm dãi dầu nắng mưa lại hầu như không được tu bổ gì, Sở VHTT, UBND huyện Tuy Phước, UBND xã Phước Nghĩa, nhà hát tuồng Đào Tấn đã tiến hành trùng tu di tích lịch sử quan trọng này. Về cơ bản việc trùng tu tôn tạo là dựa trên nguyên gốc, phần gia cố thêm chỉ nhằm chống xói mòn và làm bậc từ dưới đường lên đến mộ để nhân dân, khách du lịch lên thăm viếng được dễ dàng.
Tour Quy Nhơn – city tour 1 ngày
Tour Kỳ Co – Hòn Khô – Eo Gió 1 ngày
Tour Bảo tàng Quang Trung – Hầm Hô
Tour Hòn Khô ( đón tại bến thuyền)
Tour Kỳ Co ( đón tại bến thuyền)
Tour Hòn Khô – Eo Gió – Trung Lương 1 ngày
Tour Kỳ Co – Eo Gió – Trung Lương 1 ngày