CHUYỆN TÌNH LỊCH SỬ CHẾ MÂN – HUYÊN TRÂN/ Phần 3

Tháng bảy 8, 2021

Chế Mân – Huyền Trân – Chuyện Tình Lịch Sử

Về Thành Đồ Bàn Vương Quốc Chăm pa làm hoàng hậu chưa được 1 năm ( 11 tháng ), Huyền Trân đã phải chịu cảnh góa bụa khi vua Chế Mân đột ngột qua đời.
Về cái chết của Chế Mân vẫn còn là một nghi án lịch sử. Tương truyền Chế Mân chết khi đang tắm nắng ngoài vườn thì bị một cành cây gãy rơi vào gáy ( ông bị bệnh ngoài da ).
Sự việc đến quá bất ngờ với vị công chúa trẻ của Đại Việt, lúc này nàng lại đang mang thai thái tử Chế Đa Da, gần tới kì sinh nở.
Chế Mân qua đời ở tuổi 50 tuổi, trị vì đất nước được 26 năm. Nhận được hung tin nhà Trần rất bàng hoàng, lo lắng cho tính mạng của hoàng hậu, lo vì có thể bị đưa lên dàn hỏa thiêu theo phong tục người Chăm, vội lên một kế hoạch để cứu công chúa Huyền Trân trở về cố quốc.
Huyền Trân Công Chúa

Huyền Trân Công Chúa

Với danh nghĩa sang viếng tang, đoàn sứ thần Đại Việt đại diện là đại thần Trần Khắc Chung, tiến vào Chiêm Quốc với sự chuẩn bị kĩ lưỡng cho cuộc giải cứu.
Trần Khắc Chung đề nghị tổ chức lễ chiêu hồn Vua Chế Mân ở ven biển, đón linh hồn về rồi Hoàng Hậu cùng lên giàn hỏa thiêu Người Chăm nghe nói có lí bèn đồng ý. Nhưng khi thuyền vừa ra đến biển, Trần Khắc Chung đã bố trí một đội quân mai phục, giả vờ là quân Tàu đánh cướp và mang Huyền Trân đi. Cuộc giải cứu coi như thành thành công.
Nhưng câu chuyện cuộc cao chạy của Huyền Trân dẫn đến nhiều đồn thổi và đối với dân tộc Chăm là một sự bội tín. Nên từ đó về sau, các cuộc chiến tranh giữa hai dân tộc tiếp tục triền miên.
Cái tên Chế Bồng Nga là nỗi ám ảnh của Đại Việt. Trong cuộc đời cầm quân Chế Bồng Nga 14 lần tiến đánh Đại Việt
Theo sử sách sử sách ghi lại, việc hoàng hậu hỏa táng cùng với nhà vua theo phong tục của người Chăm là một ân sủng, là tự nguyện và phải qua một quá trình xét duyệt nghiêm ngặt của một hội đồng Chăm. Chính vì vậy trong lịch sử của người Chăm không có mấy hoàng hậu được hỏa táng theo vua Chăm.
Giả sử Ngọc Hân công chúa có tình nguyện lên dàn hỏa thiêu cùng chồng thì bà cũng không được chấp thuận vì bà không phải là hoàng hậu chính thất và lại là người ngoại tộc.
Tập tục người Chăm không hỏa thiêu trẻ em và phụ nữ mang thai. Với lại vua Chăm mất từ tháng 6/1337 nhưng tới tháng 10 nhà Trần mới nhận được tin báo và cho người sang viếng. Nếu phải lên giàn hỏa thiêu thì liệu Huyền Trân công chúa có còn sống đợi đến bốn tháng sau chờ Đại Việt sang cứu không..? Nhưng cũng có thể lúc này Huyền Trân đang mang thai nên đợi sinh xong, rồi tiến hành nghi thức.
Chuyện tình lịch sử Chế Mân - Huyền Trân Công chúa

Chuyện tình lịch sử Chế Mân – Huyền Trân Công chúa – Con gái Vua Trần Nhân Tông

Sau khi vua Chế Mân qua đời, nàng hạ sinh thái tử Chế Đa Đa
PS: Chuyên tình Lịch Sử Huyền Trân – Chế Mân và cuộc đời Huyền Trân sau cái chết của Chồng ra sao. Xin mời đọc tiếp ở Phần 4
Nguyễn Thị Xuân Lan

Đặt tour: Huyền thoại Chăm pa

Hotline: 1900 5999546

Gọi ngay để được tư vấn
Hoặc gửi yêu cầu tư vấn

    Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn