ĐỀN THỜ ĐÀO DUY TỪ Ở QUY NHƠN – BÌNH ĐỊNH

Tháng mười một 19, 2022

Tỉnh Bình Định là quê hương của rất nhiều vị anh hùng, nhà yêu nước, nhà quân sự lỗi lạc làm rạng danh Việt Nam. Một trong số đó đặc biệt có Đào Duy Từ – Người có công lao to lớn giúp Chúa Nguyễn phát triển cơ nghiệp ở Xứ Đàng Trong. Ông là cha để của Nghệ thuật Tuồng Việt Nam mà cái nôi ở Bình Định. Đào Tấn, Hậu duệ đời thứ 9 của Đào Duy Từ  đã kế thừa phát triển Tuồng Bình Định, sáng tác nhiều kịch bản Tuồng có giá trị nghệ thuật cao, Đào Tấn là Hậu Tổ của Nghệ Thuật Tuồng Bình Định

Đào Duy Từ cũng là cha đẻ của Nghệ Thuật Nhã Nhạc Cung Đình Huế đã được UNESCO phong tặng Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của Nhân Loại. 

Đền thờ Đào Duy Từ ở đâu?

(Điểm đến dành cho những ai yêu thích tìm hiểu về lịch sử, văn hóa, danh nhân Việt Nam)

Đền thờ Đào Duy Từ tọa lạc tại thôn Ngọc Sơn, xã Hoài Thanh, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Đền thờ ông nằm trong khuôn đất rộng quanh năm có rợp mát bóng dừa. Đến với Đền thờ Đào Duy Từ, ngoài việc viếng thăm vị khai quốc công thần, thư thái dưới bóng dừa tươi mát của xứ dừa Bình Định, du khách còn được tham gia hội đánh bài chòi dân gian, ấm tình.

Đền thờ Đào Duy Từ không phải là điểm du lịch mới ở Bình Định. Đền thờ từ lâu đã trở thành một trong những địa điểm tham quan thu hút khách du lịch yêu lịch sử và văn hóa, nghệ thuật mỗi khi có dịp đến Bình Định. Bởi điểm đến này mang một ý nghĩa nhất định trong việc khám phá về lịch sử của đất nước dâu thương, thời Trịnh – Nguyễn phân tranh, đặc biệt lưu ý đến các vị anh hùng Xứ Đàng Trong, có công mở mang bờ cõi.

Đền thờ Đào Duy Từ tại Bình Định

Đền thờ Đào Duy Từ tại Bình Định

Vài nét về tiểu sử Đào Duy Từ

Đào Duy Từ quê ở làng Hoa Trai, huyện Ngọc Sơn, phủ Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. Năm 1627, ông được quan Khâm Xứ Trần Đức Hòa tiến cử lên chúa Nguyễn Phúc Nguyên được phong làm Nha Nội tán, tước Khê Lộc hầu trong coi việc cơ quân trong ngoài và được phép tham gia chính sự triều đình. Ông có công lao đề xuất với chúa Nguyễn cho đắp lũy Trường Dục ở Quảng Bình và một lũy khác chạy từ cửa biển Nhật Lệ đến núi Đào Mâu, tục gọi là lũy Thầy với chiều dài hơn 3 ngàn trượng, cao 1 trượng 5 thước. Với đề xuất của Đào Duy Từ, sự phòng thủ lợi hại này đã giúp chúa Nguyễn ngăn chặn hiệu quả các cuộc xâm lấn của quân Trịnh.

Là một nhà chính trị, Nhà quân sự Đào Duy Từ đã giúp chúa Nguyễn đưa xã hội đàng Trong vào công cuộc xây dựng và phát triển. Ông cho tổ chức các kỳ thi chọn người tài và thực thi nhiều chính sách có lợi cho dân cho nước. Ngoài ra, Đào Duy Từ còn là một nhà thơ tài hoa, có rất nhiều tác phẩm có giá trị được ông sáng tác. Có những vở tuồng nổi tiếng như tuồng Sơn Hậu, các điệu múa Hoa Đăng, Nữ tướng xuất quân tương truyền cũng do ông sáng tác.

Cuộc đời và sự nghiệp Đào Duy Từ đã trở thành niềm tự hào chung của dân Hoài Nhơn, của nhân dân Bình Định. Cuộc đời đầy những tình tiết ly kỳ của ông, tấm lòng của ông với vùng đất quê hương thứ hai này, và sự nghiệp lẫy lừng của ông với chúa Nguyễn, với Vua tôi Xứ Đàng Trong vẫn sẽ còn sống mãi với thời gian.

Lũy Trường Dục tại Quảng Bình do Đào Duy Từ hiến kế cho Chúa Nguyễn

Lũy Trường Dục tại Quảng Bình do Đào Duy Từ hiến kế cho Chúa Nguyễn

Kiến trúc Đền thờ Đào Duy Từ

Di tích lăng mộ Đào Duy Từ hiện nay nằm ở thôn Phụng Du, xã Hoài Hảo, huyện Hoài Nhơn. Năm Gia Long thứ tư, nhà Nguyễn xét công ông là khai quốc công thần cho cấp đất và người trông coi lăng mộ. Trải qua thời gian và các cuộc chiến tranh, lăng mộ của ông bị hư hại nhiều, và cũng được tôn tạo, sửa chữa.
Nhà thờ có tam quan cao khoảng 6m, hai mái lợp ngói âm dương, trên có bốn chữ lớn “Quốc công từ môn” (cổng đến thờ Quốc công) ghép bằng mảnh sứ, hai bên đắp phù điêu hình hai con dơi cánh điệu, đường nét khá sắc sảo, bốn trụ góc có hình rồng uốn lượn. Qua Tam Quan có sân nhỏ hình chữ nhật, kích thước 6,9m x 7,8m. tiếp đến là bình phong đắp hình long mã lưng có hà đồ nỗi trên mặt nước, mặt sau đề bốn chữ “Bách thế bất di” (Trăm đời không thay đổi). Ở hai bên là đôi câu đối nhắc đến lai lịch Đào Duy Từ:
“Ngọc sơn chung tú Bắc
Bồng lãnh hiển danh Nam”
Cách đều bình phong 2,6m về hai bên có hai cột trụ cao 4m, trên đỉnh đắp tượng hạc đứng chầu đối xứng, phía sau là sân lớn hình chữ nhật với kích thước 15,4m x 14m. qua sân lớn đến nhà thờ được thiết kế kiểu nhà mái lá – kiến trúc truyền thống ở Bình Định.

Hàng năm vào ngày 17 tháng 10 (âm lịch) là ngày giỗ Đào Duy Từ, con cháu họ Đào tổ chức cúng tế rất long trọng. Theo quy ước, cứ vào dịp này con cháu dòng tộc điều nghỉ việc đồng áng trong ba ngày, về hợp mặt và dâng hương tại đền thờ cha mẹ, và vợ chồng Đào Duy Từ ở thôn Ngọc Sơn.

Đền thờ Đào Duy Từ là địa chỉ giáo dục niềm tự hào về truyền thống của quê hương.
Có dịp đi du lịch Quy Nhơn – Bình Định, bạn hãy dành chút thời gian để ghé thăm đền thờ Đào Duy Từ. Đến đây, ngoài tham quan biết thêm nhiều điểm nhấn về kiến trúc của đền đình, bạn còn có dịp ôn lại một chặng đường lịch sử, thắp một nén nhang tôn kính một trong những bậc tiền hiền có công khai sáng và phát triển đất nước.

Đền thờ Đào Duy Từ tại Bình Định

Đền thờ Đào Duy Từ tại Bình Định2

Hãy liên hệ với chúng tôi – Công ty TNHH Lữ Hành Quốc Tế Golden Life – Golden Life Travel. Chúng tôi tổ chức các tour du lịch Quy Nhơn – Bình Định hơn 17 năm nay, là một Công ty Lữ Hành tiên phong tổ thiết kế sản phẩm Du lịch Bình Định – Phú Yên – Tây Nguyên.

Tổng đài: 1900 599946 –

Website: https//www.goldenlife.vn 

Tour Quy Nhơn – city tour 1 ngày

Tour Kỳ Co – Eo Gió 1 ngày

Tour Kỳ Co – Hòn Khô – Eo Gió 1 ngày

Tour Bảo tàng Quang Trung – Hầm Hô

Tour Hòn Khô ( đón tại bến thuyền)

Tour Kỳ Co ( đón tại bến thuyền)

Tour Hòn Khô – Eo Gió – Trung Lương 1 ngày

Tour Kỳ Co – Eo Gió – Trung Lương 1 ngày

Tour khám phá tháp Chăm Bình Định 1 ngày

Tour Phú Yên hoa vàng cỏ xanh 1 ngày

Gọi ngay để được tư vấn
Hoặc gửi yêu cầu tư vấn

    Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn