Nội dung bài viết
Quy Nhơn – Bình Định được du khách biết đến là thành phố du lịch biển với nhiều bãi tắm đẹp trải dài suốt hơn 134 km.
Mùa hè là mùa du lịch lý tưởng cho những chuyến đi biển lặn ngắm san hô rực rỡ.
Mùa thu đông du khách sẽ ngỡ ngàng trước một Quy Nhơn, Bình Định sâu lắng, giàu bản sắc Văn hóa – Lịch Sử – Tâm Linh, cảnh quan tươi đẹp, phong phú.
Du lịch Mùa Thu Đông Quy Nhơn – Mùa của khách Inbound đến từ Châu Âu, Mỹ, … Nhất là các nước nằm vùng Bắc cực giá rét đi trốn cái lạnh, nên Việt Nam là quốc gia đón được nhiều khách Inbound vào mùa đông, bù đắp cho lượng khách Việt có thói quen đi di lịch mùa hè.
Quy Nhơn, Bình Định xét về khí hậu, cảnh quan, văn hóa rất thích hợp với dòng khách Inbound và khách nội địa yêu thích thiên nhiên, nền văn hóa độc đáo, giàu vản sắc và con người thấm đẫm tinh thần thượng võ, trượng nghĩa Bình Định.
Bình Định là điểm đến Du lịch Tâm Linh đặc biệt. Nơi đây đã từng là kinh đô của Vương triều Champa và Triều đại Tây Sơn. Bình Định được mệnh danh Miền Đất Hai Vua.
Đến Bình Định đừng bỏ lỡ dịp ghé thăm khuôn viên Thành Đồ Bàn, Tường Thành, Cổng Thành, Voi Đá, Nghê Đá. … Những kỉ vật về một đế chế đã từng rất hùng mạnh, từng phát triển rực rỡ trên đất này từ thế kỉ X đến thế kỉ XV.
Vương Quốc Champa nổi tiếng về kiến trúc Tháp Chăm. Tháp là nơi sinh hoạt thờ cúng tôn giáo, tín ngưỡng, niềm tự hào của dân tộc Chămpa.
Tháp Chăm thường được xây dựng trên đồi cao hoặc ở các núi thấp. Tháp có nhiều cửa: cửa chính và các cửa giả: Cửa chính luôn quay mặt về hướng đông, người Chăm cho rằng hướng Đông là hướng của thần linh, hướng mặt trời mọc, hướng của sự phát sinh sinh sôi nảy nở. Các cửa giả quay về hướng tây, hướng mặn trời lặn, hướng của ma quỷ.
Trên đất Bình Định hiện hệ thống các Tháp Chăm gần như còn nguyên vẹn.
Đồ Sộ nhất có Tháp Bánh Ít và Tháp Dương Long. Tháp Bánh Ít hiện là Tháp nằm ở độ cao nhất trong số Tháp Chăm Bình Định. Tháp được xuất hiện trong cuốn ‘1001 công trình kiến trúc bạn phải đến trong cuộc đời ” của các tác giả người Anh. Đây là Tháp gồm 4 cụm tháp thuộc Tuy Phước, cách Quy Nhơn tầm 20 km. Tháp quay mặt ra hướng dòng sông Côn thơ mộng, bao quanh là những cánh đồng lứa xanh mướt tuyệt đẹp của Tuy Phước. Tháp Bánh Ít đẹp kiêu sa, trầm mặc. Ngày nay du khách đến chêm ngưỡng Tháp, tìm hiểu văn hóa, tín ngưỡng người Chăm, chụp ảnh và hoài niệm một thời về cố đô Chăm xưa với kiến trúc điêu khắc tài tình.
Tháp đẹp ngay trong khuôn viên kinh đô Đồ Bàn có Tháp Cánh Tiên. Tháp Cánh Tiên có những hình dáng chạm trổ tựa những đôi cánh tiên nữ vút lên trời cao.
Gần nơi đây còn có Tháp Dương Long, Tháp Thủ Thiện, Tháp Bình Lâm. Trong Lòng Thành Phố Quy Nhơn có Tháp Đôi.
Chùa Thập Tháp được xây dựng từ gạch của 10 ngôi tháp Chăm đã đổ, nên tên gọi Thập Tháp từ đó. Chùa có lịch sử lâu đời đã trên 300 năm. Trong khuôn viên chùa còn lưu giữ những di tích lịch sử mang yếu tố tâm linh: Hòn đá chém hay Hòn Đá Trắng. Hòn Đá oan hồn này được dùng làm vật để kê chém đầu rất nhiều người thân của Nhà Tây Sơn để trả thù. Câu chuyện trả thù cay nghiệt của Nguyễn Phúc Ánh, tức Vua Gia Long sau khi ông đánh thắng Nhà Tây sơn và lập ra Nhà Nguyễn.
Quý khách được nghe hướng dẫn viên kể lại những câu chuyện lịch sử Việt Nam một thời oanh liệt đầy bi tráng, diễn ra trên miền đất Bình Định. Viếng Tháp Trắng, Tháp Bạch Hổ, Tháp Hội Đồng và những câu chuyện huyền thoại
Chùa Thập Tháp được Bộ Văn Hóa xếp hạng Di Tích Quốc Gia – Ảnh Golden Life Travel
Hiện tại Chùa còn lưu giữ khoảng 2000 bản khắc gỗ dùng để in kinh kệ. Thiết kế, thờ tự trong ngôi cổ tự rất độc đáo, quý khách nên tận mắt chiêm ngưỡng và vãn cảnh
Chùa là nơi đào tạo nhiều tên tuổi trong làng võ nghệ Bình Định và Việt Nam. Mỗi khi Bình Định tổ chức Liên hoan Quốc Tế Võ Cổ Truyền Việt Nam, các võ sinh, võ sư từ khắp nơi trên thế giới đổ về Bình Định ôn lại những đường đi thế võ cổ truyền.
Chùa tọa lạc tại xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, nằm xung quanh cánh đồng lúa xanh rì. Chùa Long Phước trở nên duyên dáng.
Chiều chiều chùa Long Phước là nơi dạy võ cho trẻ em trong vùng sau giờ tan học. Đây là một truyền thống võ nghệ nối tiếp nhau giữa các thế hệ. Trẻ con trong làng Phước Thuận nói riêng, ở Quy Nhơn Bình Định nói chung đều thích luyện võ.
Khi qua Singapore chúng tôi ghé thăm Bảo Tàng Hàng Hải và thấy nhiều hình ảnh về Cảng Quy Nhơn thời Champa. Khoảng thế kỉ XVI đến thế kỉ XVII, Thương cảng xứ Đàng Trong rất nổi tiếng: Những tàu buôn qua lại từ con đường tơ lụa đi qua miền đất Champa ( Bình Định ). Các giáo sĩ Phương Tây, cụ thể là ba vị giáo sĩ Dòng Tên đã đến Bình Định để truyền giáo, các giáo sĩ sống ở Đô Thị Nước Mặn ở đây, giao tiếp với dân bản địa để học ngôn ngữ trước khi truyền đạo thiên Chúa giáo. Ba vị thừa sai là Cristoforo Borri, Francisco de Pina, Francisco Buzomi đã dùng mẫu tự Latinh để phiên âm tiếng Việt
Ba ngài thừa sai này là những người có công đầu tiên trong việc tìm ra chữ Quốc Ngữ, chữ Việt hiện đại ngày nay. Đô thị nước Mặn là nơi phôi thai đầu tiên của chữ Quốc Ngữ, và Nhà Thờ Lòng Sông nơi đặt xưởng in chữ Quốc Ngữ Đầu tiên, một trong ba xưởng in đầu tiên góp phần truyền bá chữ Quốc Ngữ.
Đến Tuy Phước bạn sẽ thấy nhiều nhà thờ, xóm đạo. Làng đạo nổi tiếng phải kể là Xuân Phương Gò Thị
Lần theo câu chuyện tìm ra chữ viết mới cho người địa phương để truyền đạo chúng tôi đến Nước Mặn xưa, nơi ba giao sĩ thừa sai đã từng sinh sống và làm việc.
Thời phồn thịnh của đô thị Nước Mặn, tới ngày có chợ phiên tàu thuyền chật kín, voi chở lâm sản từ miền thượng về, ngựa thồ hàng từ các thị trấn, thị tứ trong vùng tới. Hàng hóa đủ sắc đủ kiểu, bày biện trong cửa hiệu và ngoài quán chợ. Người trong nước, ngoài nước đủ màu da, tiếng nói đi lại nhộn nhịp trên phố.
Thời gian này đô thị Nước Mặn là nơi chung sống giữa người Việt, Người Chăm và người Hoa, người Nhật và các giáo sĩ phương Tây đến truyền giáo.
Từ năm 1626 đã có chùa Bà thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu. Người Hoa ( Người Minh Hương ) vượt biển đến Nước Mặn lập nghiệp và lập Chùa Bà để thờ cúng. Người Hoa suy tôn Bà là một phụ nữ đức hạnh, giàu lòng hy sinh và hiếu thảo, xả thân vì mọi người, đạo nghĩa, giúp người trong hoạn nạn. Tục này khi đến xứ Đàng Trong hội nhập với tục thờ Thánh Mẫu ( thờ Mẹ ) – Một bản sắc văn hóa của người Việt, nên đã trở thành nơi thờ cúng cộng đồng Nước Mặn không phân biệt nười Việt, người Hoa.
Lễ Hội Đô Thị Nước Mặn và Lễ Hội Chùa Bà vẫn duy trì hiện nay tại thôn An Hòa, Tuy Phước, Bình Định hàng năm vào ngày 30 tháng Giếng đến ngày 1-2 tháng hai âm lịch hàng năm.
Chúng ta không còn xa lạ với phong cách cách trúc Gotic thường xây nhà thờ, trường học, tòa Thị chính. Đến Tiểu Chủng Viện Lòng Sông du khách không khỏi ngỡ ngàng trước quang cảnh Toàn khu rộng mát, với hai hàng cây sao xanh cổ thụ trên 300 năm tuổi. Tiểu chủng viện này là trường học đào tạo các linh mục cấp Trung, sau đó các tu sĩ tiếp tục học lên Đại chủng viện và nhiều khóa đào tạo nữa mới trở thành linh mục. Ngày nay, nơi đây đón tiếp rất nhiều du khách đến thăm quan tìm hiểu về đạo thiên chúa những ngày đầu vào Việt Nam, thăm xướng in chữ quốc ngữ đầu tiên tại đây.
Đền Tây Sơn Tam Kiệt còn gọi Điện Tây Sơn, nằm trong khuôn viên khu vườn xưa của ba anh em Nhà Tây Sơn tại Đình Làng Kiên Mỹ. Đền thờ chính có 3 gian. Gian giữa thờ Nguyễn Huệ, Gian bên phải thờ Nguyễn Nhạc, bên trá thờ Nhuyễn Lữ. Dọc hai bên trái phải của điện thờ các quan văn võ Tây Sơn.
Các tượng thờ trong đền được đúc từ Gốm, phần ngoài tượng dát vàng 9999 do ông Huỳnh Uy Dũng tiến Cúng.
Bảo Tàng Quang Trung được xây dựng từ 1976 sau ngày Giải phóng, năm 1979 hoàn thành. Sau nhiều lần mở rộng, diện tích bảo tàng đến nay là 15 hecta.
Bước vào Bảo Tàng bạn nhìn thấy ngay tượng Quang Trung ở phía trước. Khu bảo tàng nhà trưng bày nằm trung tâm, phía sau tượng.
Tại phòng khánh tiết khu trưng bày với cụm tượng ba anh em Tây Sơn Tam Kiệt và các câu thơ:
“Đánh cho để dài tóc
Đánh cho để đen răng
Đánh cho nó chích luân bất phản
Đánh cho nó chiến giáp bất hoàn
Đánh cho sử thi Nam Quốc anh hùng chi hữu chủ”
Bên phải của các gian trưng bày là nhà biểu diễn Võ, nhạc võ, trống trận Tây Sơn và Nhà Rống Tây Nguyên. Phái trái của khu trưng bày là Đền Tây Sơn Tam Kiệt, Khu vườn Cây Me, Giếng Nước kỉ vật từ gia tộc Tây Sơn. Phía trước khu rừng cây, kéo dài ra là Sông Côn, Bến Trường Trầu.
Tại Đây du khách được sống lại thời hào hùng của dân tộc dưới ngọn cờ Tây sơn khởi nghĩa. Cảm phục người anh hùng dân tộc Quang Trung Nguyễn Huệ bách chiến bách thắng được so sánh với Hoàng Đế Naponeon Bonapate của nước Pháp.
Xung quanh kinh đô là những làng nghề truyền thống của Bình Định. Tập trung nhiều nhất ở tại đất kinh đô An Nhơn. Người dân gọi nơi đây là ” Đất Trăm nghề ”
Làng Nghề bao gồm: Làng rượu Bầu Đá, Làng Bún Song Thằn, Làng Bánh Tráng, Làng Gốm, Làng gỗ mỹ nghệ, Làng Nón gò Găng, Làng nón ngựa phú Gia, làng rèn Tây Phương Danh, làng vải thổ cẩm, Làng võ Bình Định,làng dệt thảm xơ dừa, làng chiếu cói, …
Hãy cứ để bạn lạc trôi giữa rừng già xanh thẳm. Thiên nhiên tươi đẹp, hùng vĩ hài hòa giữa sông nước, những phiến đá nhiều hình thù, thiên nhiên hoang sơ, quyến rũ như bức tranh thủy mặc nơi bạn thỏa thích bơi lội, chèo thuyền, chụp ảnh, thưởng thức ẩm thực, các hoạt động teambuilding hoặc lửa trại.
Khám phá vẻ đẹp phiêu diêu của khung cảnh thiên nhiên trước biển. Khu dã ngoại Trung Lương được giới trẻ yêu thích vfa thường ví như phiên bản Jeju tại Việt Nam.
Ngoài bãi tắm trung tâm thành phố – Vịnh biển Quy Nhơn quý khách còn có thể tắm và chụp ảnh siêu độc tại Trung Lương. Cho dù mùa nào cũng thoải mái dạo trên bờ cát và tắm cùng những con sóng dạt dào
Cồn Chim chốn bình yên, khu sinh thái rừng ngập mặn. lá phổi của thành phố Quy Nhơn. Khi lạc vào rừng đước, quý khách dường như không còn nhìn thấy gì ngoài rừng đước xanh thẳm ngâm mình trong nước Đầm Thị Nại. Trên là trời xanh. Đây đó trên các cành cây, mô gò đất có lưa thưa những chú cò, vạc hôm nay không bay đi kiếm ăn xa.
Thường thì sáng chúng bay đi và khoảng 4:00 PM chúng trở về. Nói đất là chim đậu thật đúng với nơi này
Không gian khoa học có một không hai tại Việt Nam hiện nay. Đến đây, tìm hiểu khoa học một cách trực quan, có thể vận dụng tham gia các trò chơi để học. Nơi sẽ biến những vật thể vũ trụ, trái đất, hệ mặt trời, vì sao, sấm sét, tài nguyên thiên nhiên, … trở nên gần gũi đời thường, giúp bạn hiểu hơn hành tinh của chúng ta và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào cuộc sống đời thường bình dị, nhằm vào bảo vệ môi trường sống của chúng ta
Đất Hai Vua nên ẩm thực Bình Đình khá ngon và độc đáo. Các món ăn vừa tinh tế trang nhã và rất giản dị.
Mỗi khi mùa thu đông đến, khách du lịch Việt nam ít dần. Thói quen người Việt đi du lịch hè do con cái được nghỉ học, là lúc thích hợp cho bọn trẻ cùng đi. Tuy vậy, ngày nay nhu cầu du lịch tăng cao, một năm các gia đình Việt không chỉ đi du lịch một lần mà họ đi thường xuyên mỗi khi sắp xếp được thời gian.
Chương trình tour của chúng tôi được thiết kế theo yêu cầu của bạn, cá nhân hóa từng mong muốn của khách hàng. Chúng tôi có trên 25 năm kinh nghiệm ngành du lịch và thông thạo
Thông tin đặt tour:
Website: https://goldenlife.vn
Quý khách cần thông tin liên hệ về tour du lịch tại Quy Nhơn, gọi ngay 1900 599946 – Goldenlife Travel
Tour Quy Nhơn – city tour 1 ngày
Tour Kỳ Co – Hòn Khô – Eo Gió 1 ngày
Tour Bảo tàng Quang Trung – Hầm Hô
Tour Hòn Khô ( đón tại bến thuyền)
Tour Kỳ Co ( đón tại bến thuyền)
Tour Hòn Khô – Eo Gió – Trung Lương 1 ngày
Tour Kỳ Co – Eo Gió – Trung Lương 1 ngày