VỀ BÌNH ĐỊNH THĂM LÀNG NGHỀ ĐỆ NHẤT TỬU BÀU ĐÁ
Rượu Bàu Đá thơm ngon nức tiếng khiến du khách say lòng khi đến với vùng đất An Nhơn, Bình Định. Nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng – Bình Định đã từng dành 4 câu thơ để diễn tả hương vị hiếm có loại rượu này.
“ Ngần xanh như lửa và như tuyết
Hay ngàn cánh hạc vỗ tâm can
Say với càn khôn cho mãn giấc
Cõi mơ không bó ở ngai vàng”
Làng Nghề Rượu Bàu Đá Bình Định. Ảnh chị Xuân Lan – CEO Golden Life Travel cùng Phòng Quy Hoạch Phát Triển Du Lịch thuộc sở Du Lịch Bình Định trong chuyến khảo sát xây dựng Sản phẩm Du Lịch Làng Nghề Truyền Thống Bình Định
Đi tìm ” Đệ nhị danh tửu” trên đất Nhơn Lộc, An Nhơn, Bình Định.
Cũng giống như rượu Làng Vân (Bắc Giang), rượu Sán Nùng (Lào Cai) nổi tiếng miền Bắc, người miền Nam không ai không biết đến danh tiếng của rượu Bàu Đá (làng Cù Lâm, xã Nhơn Lộc, huyện An Nhơn, Bình Định).
Hiện tại, làng nghề truyền thống nơi đây còn khoảng hơn 30 hộ nấu rượu, trung bình mỗi ngày sản xuất 300 lít đến 450 lít để phục vụ nhu cầu thị trường.
Một người dân nấu rượu tại Làng Nghề Rượu Bàu đá Bình Định
Tìm hiểu Làng Nghề Rượu Bàu Đá Bình Định
Rượu Bàu Đácó lịch sử cả trăm năm, từng được thi sĩ Tản Đà xưng tụng là “đệ nhị danh tửu”, còn ngôi làng sản xuất ra thứ rượu ngon này cũng được nhà thơ Nguyễn Duy xưng tụng là “đệ nhất tửu”.
Tương truyền, người dân nghèo ngụ ở gò Cù Lâm tìm kế sinh nhai sống qua ngày nên đã nấu rượu bằng nguồn nước ngầm rỉ ra từ bàu đá tại thôn Bàu Ðá, An Nhơn, Bình Định. Những mẻ rượu được nấu từ nguồn nước này có một mùi hương rất đặc biệt, thơm ngon. Loại rượu này, nếu uống điều độ hằng ngày sẽ giúp cơ thể thoải mái, dễ chịu, trị được chứng đau lưng, nhức mỏi, quá trình tiêu hóa tốt hơn, cơ thể khỏe mạnh, cường tráng.
Hiện nay, rượu Bàu Đá Bình Định đã và đang được người tiêu dùng trong tỉnh, du khách trong và ngoài nước rất ưa chuộng. Năm 2007, UBND tỉnh Bình Định đã công nhận Làng nghề Rượu Bàu Đá Cù Lâm đạt tiêu chí làng nghề truyền thống. Từ đó đến nay, người dân nơi đây vẫn tiếp tục duy trì, truyền lại bí quyết tạo ra thứ rượu ngon nức tiếng, khiến người thưởng thức không thể nào quên.
Rượu Bàu Đá Bình Định
Các công đoạn nấu rượu Bàu đá
Để nấu được loại rượu đặc sản này phải trải qua nhiều công đoạn rất cầu kỳ: rượu được nấu bằng gạo ngon, ủ men từ 6 đến 7 ngày. Nấu một mẻ rượu khoảng 5 kg gạo để lấy 3,5 lít – 4 lít rượu phải mất đến 6 giờ đồng hồ.
Dụng cụ dùng để nấu rượu đều làm bằng sành, thủy tinh hoặc tre tạo ra hương vị đặc trưng cho rượu Bàu Đá.
Người dân nơi đây cho biết, độ ngon của rượu phụ thuộc vào quá trình lên men rất nhiều, khi nấu rượu phải dùng lửa liu riu mới vắt cạn được tinh chất gạo. Rượu thành phẩm tinh khiết, đậm đà, có nồng độ rất cao (hơn 50 độ), uống vào dễ say nhưng khi tỉnh dậy không hề bị đau đầu, mệt mỏi.
Tuy vậy, những hộ gia đình còn gắn bó với nghề nấu rượu ở ngôi làng nằm nơi tả ngạn sông Côn này không còn nhiều vì công việc vất vả phải dậy từ 3 đến 4 giờ sáng hằng ngày nhưng thu nhập còn thấp. Bên cạnh đó, trên thị trường xuất hiện các loại rượu “ăn theo” cũng ảnh hưởng không ít đến thương hiệu rượu Bàu Đá.
Các công đoạn nấu rượu khắt khe để có được Đệ Nhất Tửu Bàu Đá Bình Định
Phát triển du lịch Làng Nghề
Làng Nghề Rượu Bàu Đá là nơi du khách thường tìm về, ngoài để thăm nét đẹp truyền thống, tìm hiểu Đất Trăm Nghề trên kinh đô Chăm pa xưa, du khách còn thăm quan trải nghiệm những làng nghề xung quanh đất Kinh Thành xưa như làng nón Gò Găng, Làng Bánh Tráng, làng Bún Song Thằn, Làng Rèn Tây Phương Danh, Làng Gốm, Làng Gỗ Mĩ Nghệ, các lò Võ, …
Đến Làng Nghề Rượu Bàu Đá, thưởng thức Đệ Nhứt Tửu Bình Định, mua rượu Bàu Đá về làm quà cho người thân là một cách du khách giúp cho người dân làng nghề ổn định cuộc sống và lưu giữ nét đẹp văn hóa quê hương, dân tộc và làm du lịch làng nghề truyền thống, lưu giữ, bảo tồn nét đẹp Văn hóa Việt Nam
Trải nghiệm tại Làng Nghề Truyền Thống Rượu Bàu Đá Bình Định. Ảnh Chị Nguyễn Thị Xuân Lan – Golden Life Travel
Nguyễn Thị Xuân Lan – Golden Life Travel
Đặt Tour Làng nghề Bình Định
Hotline: 1900 599946