Bình Định là một trong những kinh đô Việt Cổ, từ Bắc vào Nam Bình Định nằm ở điểm cuối, có thể điểm qua một số Kinh đô: Kinh đô Hoa Lư, Kinh Đô Thăng Long, Thành Nhà Hồ, Kinh Thành Huế, Thành Đồ Bàn/ Thành Hoàng Đế.
Bình Định: 1 miền đất có 2 triều Vương – 2 kinh đô, 3 tầng văn hóa: Champa – Tây Sơn – Đại Việt. Ngoài ra, sự giao thoa văn hóa Á – Âu phát triển rực rỡ thông qua “ Con đường tơ lụa “ giao thương hàng hải tại Đô Thị Nước Mặn, cảng thị Xúa Đàng Trong nổi tiếng một thời từ thế kỉ XVII đến đầu thế kỉ XVIII, thuộc huyện Tuy Phước ngày nay, khiến Quy Nhơn, Bình Định trở nên đặc sắc không đâu sánh bằng.
Sau 5 thế kỉ định đô trên đất Bình Định, từ thế kỉ IX – đến nửa đầu thế kỉ XV, Chăm-pa đã để lại cho Bình Định quần thể di sản văn hóa, lịch sử, kiến trúc, tin ngưỡng vô cùng to lớn. Nhiều bí mật về kĩ thuật xây tháp của người Chăm đến nay vẫn còn thách thức các nhà khoa học, vẫn còn hấp dẫn con người tìm hiểu, và khám phá.
Golden Life Travel nhận thấy nguồn tài nguyên vô giá tại đây. Chúng ta không chỉ bán một sản phẩm du lịch cụ thể, thông thường, mà chúng ta bán “một trải nghiệm văn hóa”, tôn giáo.
Chúng ta cần tìm hiểu kĩ lưỡng, đa chiều về văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục tập quán của người Chăm. Khai thác mọi góc cạnh đời sống vật chất, văn hóa, tâm linh và phong tục tập quán của người Chăm để đưa vào phục vụ du lịch.
Nội dung bài viết
Người Chăm nổi tiếng với nghề dệt thổ cẩm, nghề làm gốm, nghề tìm trầm, nghề đi biển, …
Ẩm thực Chăm đa dạng và phong phú lại thân quen như: Bánh Bum ( Bánh Bông lan ), Kem Flan, cơm cari bò, nước mắm, …
Sau nhiều thế kỉ chung sống với các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam, ẩm thực cũng có sự giao thoa. Chúng ta đưa du khách đến những nhà hàng bán ẩm thực Chăm/ Căn tin để phục vụ trải nghiệm của du khách ở ngoài di tích hoặc gần khu di tích, nơi không làm ảnh hưởng đến di sản
Nghề dệt thổ cẩm của người Chăm rất phát triển, người Chăm sở hữu trên 50 loại hoa văn, có thể dệt những tấm vải to lớn hoặc khổ nhỏ để làm khăn trải bàn, ga trải giường, vải may váy, áo, khăn chòang, thắt lưng, túi xách, … Đây là những món đồ du khách rất thích mua về để sử dụng hoặc làm quà tặng cho người thân kỉ niệm chuyến đi;
Du khách trải nghiệm trang phục Chăm: Du khách có thể thuê hoặc mua những bộ áo váy, áo trang phục, các phụ kiện trang trí người Chăm pa để chụp ảnh; mua sắm tại các cơ sở dệt thổ cẩm hoặc cửa hàng bán thổ cẩm, trang phục Chăm không chỉ trên các làng Chăm, mà còn quanh khu di tích nơi tập trung đông khách.
Các điệu múa Chăm-pa rất ấn tượng như: múa quạt, múa Apsara, múa cung đình, múa đội bình gốm, …: Du khách rất thích xem những đội múa của người dân tại mỗi địa phương, vừa thực tế, linh hoạt trong phục vụ, giảm chi phí.
Các chương trình cần được xây dựng có chương trình biểu diễn phục vụ thường xuyên theo định kỳ hoặc khi khách có yêu cầu riêng. Ví dụ: Biểu diễn theo lịch cố định: Ngoài lịch biểu diễn cố định du khách có thể yêu cầu suất diễn riêng khi không xem được vào giờ quy định, có trả phí.
Lễ hội Chăm: Kate, lễ hội cầu mưa, lễ hội mở cửa tháp, lễ hội Ranuwan ( Lễ lớn giống như Phật Đản với người theo Phật giáo, Noel với người Thiên Chúa giáo ), Lễ rước đèn – Lễ thả đèn; Lễ cầu quốc thái dân an; Lễ cúng cơm, lễ mừng mùa lúa mới, Lễ dâng hương hoa quả lên các vị thần.
Lễ hội không chỉ giúp du khách trải nghiệm, thêm hiểu biết về một miền đất mới mà còn giúp Quy Nhơn, Bình Định quảng bá vùng đất và con người bản địa.
Phục dựng lại các lễ hội nổi tiếng của người Chăm pa ở Bình Định để giữ gìn nét văn hóa truyền thống tươi đẹp của người Chăm pa . Đặc biệt, người đến lễ hội đông sẽ ăn ở, mua sắm, tiêu sài, quảng bá cho địa phương.
Trên đây là một số giải pháp khai thác một số loại hình dịch vụ tại các di tích tháp Chăm tại Quy Nhơn, Bình Định. Golden Life Travel xin chân thành cảm ơn quý vị lãnh đạo, quý vị đại biểu, khách quý đã lắng nghe và cho phép Golden Life Travel trình bày ý kiến của mình.
Chúc cho Quy Nhơn Bình Định ngày càng hoàn thiên công tác tổ chức khai thác giá trị di sản tháp Chăm phục vụ du lịch
Xin trân trọng cảm ơn!
Bài tham luận của Bà Nguyễn Thị Xuân Lan trong hội nghị ” Giải pháp phát huy giá trị Di sản phục vụ Du lịch “
Nguyễn Thị Xuân Lan – CEO Golden Life Travel