Chùa Bà – Cảng thị Nước Mặn – Một Di tích văn hóa mang giá trị lịch sử, tâm linh
Chùa Bà – Cảng thị Nước Mặn – Một Di tích văn hóa mang giá trị lịch sử, tâm linh
Tháng tư 3, 2023
Nội dung bài viết
Chùa Bà – Cảng Thị Nước Mặn – Một Di tích văn hóa mang giá trị lịch sử, tâm linh với người dân Bình Định nói riêng và Việt Nam.
Chùa bầ – Cảng Thị Nước Mặn – Tuy Phước Bình Định
Ở một vùng quê Bình Định tại xã Phước Quang, huyện Tuy Phước có 2 địa danh độc đáo, trong đó một độc bản:
Một là Di tích Nước Mặn, nơi các vị Linh mục Dòng Tên đã đến truyền đạo công giáo vào Việt Nam. Các vị thừa sai đã cùng với người địa phương phiên âm, La Tinh hóa tiếng Hán Nôm để hình thành những ký âm đầu tiên, phôi thai Chữ Quốc Ngữ – Chữ Việt hiện đại mà chúng ta đang dùng ngày nay.
Di tích Nước Mặn – Nơi phôi thai Chữ Quốc Ngữ
Hai là: Di tích Chùa Bà – Cảng Thị Nước Mặn – Một thương cảng sầm uất nhất của Xứ Đàng Trong vào thế kỉ XVII và đầu thế kỉ XVIII. Lúc bấy giờ người Phúc Kiến qua Nước Mặn thuộc Phước Quang – Tuy Phước ngày nay lập làng để kinh doanh buôn bán ở Cảng Thị Nước Mặn.
Khi đến Nước Mặn, người Hoa Nam cho xây Chùa Bà làm nơi sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng của họ tại địa phương. Thời bấy giờ, cả người Việt và người Hoa sinh sống, làm ăn rất hoà thuận.
Mặt trước Chùa Bà Nước Mặn
Chùa Bà thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu. Tương truyền Bà Thiên Hậu giống như một nhân vật thần thoại, thường xuất hiện cứu thuyền bị lật trong cơn sóng dữ.
Chùa dược xây theo hình chữ Nhất, quay mặt về hướng Nam. Trước chùa là một hồ nhỏ, tiếp đến có bức bình phong án ngữ mặt chính vào chùa. Mặt trước cuẩ bức bình phong là phù điêu Long Mã, Bát quái. Mặt trong tạc phù điêu Chim Phượng.
Chùa Bà xây theo phong cách Hoa Nam, mái chùa cong vút hình thuyền, đỉnh mái trang trí hình lưỡi long triều nguyệt.
So với các chùa mới xây, chùa Bà tuy không quy mô, hoành tráng bằng nhưng mang nét đặc trưng, mang dấu ấn lịch sử, tín ngưỡng sâu sắc. Chùa có cổng tam quan uốn thành vòm, bên trên mặt trước gắn hình Hổ, Kỳ Lân, riềm mái trang trí hình Bát Tiên, chính giữa là hình Rùa Tiên. Khung nhà bằng gỗ theo kiến trúc chồng rường, kẻ chuyền. Một số bị hư hỏng theo thời gian đã được thay thế bằng các vật liệu khác.
Thiên Hậu Thánh Mẫu được thờ gian chính, tạc bằng gỗ sơn son thếp vàng, tư thế ngồi mặc triều phục, chân đi hài mũi cong, khuôn mặt nhân từ, tay trái úp lên đầu gối. tay phải cầm lệnh bài. Hai bên Bà là Thiên Nhĩ có thể nghe xa vạn dặm và Thiên Nhãn – Có thể nhìn xa vạn dặm. Dưới gầm bàn thờ là hai thần hổ nằm.
Phía trái là bàn thờ thần Hoàng Làng: Mặt đỏ, mặc áo dài đỏ, đầu đội mũ vuông có dải buông thỏng, ngồi với tư thế hai tay chắp trước bụng, chân đi hài mũi cong. Trước Thần là bàn thờ bày tam sự. Hai bên có hai vị Thần Hộ pháp. ( Tả Du và Hữu Du: Thần gác cửa ). Bên trên có treo bức hoành phi khảm ốc có ghi:” Phúc ấm trung quang ” ý nói phúc tốt còn mãi. Bên phải bà Thiên Hậu có bàn thờ Bà Thai Sanh Thánh Mẫu, tạc tượng gỗ 12 bà Mụ trong tư thế tay bồng con, bên trên treo bức hoành phi ” Tư sanh đức “.
Chùa Bà được truyền tụng rất linh nghiệm việc cầu tự, cầu duyên. Những người cầu đạt được sở nguyện thường về cúng dường chùa.
Chùa Bà – Cảng thị Nước Mặn được UBND tỉnh Bình Định công nhận di tích cấp tỉnh ngày 20/07/2010.
Lễ Hội Chùa Bà – Cảng thị Nước Mặn hàng năm được tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng giêng âm lịch và kéo dài 3 ngày đến ngày 2 tháng 2 âm lịch.
Lễ hội Chùa Bà Cảng Thị Nước Mặn vừa được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào ngày đầu tiên của Lễ hội năm 2023 vừa qua.
Chùa Bà Nước Mặn trở thành điểm đến du lịch về với miền di sản Bình Định, mang dấu ấn lịch sử, tâm linh độc đáo , hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.