Võ cổ truyền Bình Định – Di sản phi vật thể quý giá, tuyệt tác của Bình Định và Việt Nam. Khi nói đến Bình Định người ta nghĩ ngay đến miền đất Võ Huyền Thoại. Cùng Golden Life Travel tìm hiểu về Võ cổ truyền Bình Định và Hành trình của di sản Võ cổ truyền Bình Định nhé!
“Ai về Bình Định mà coi
Con gái Bình Định bỏ roi đi quyền”
Nội dung bài viết
Võ cổ truyền Bình Định có từ thời Nam tiến, thời Chúa Tiên Nguyễn Hoàng mở cõi phương Nam hoang vắng, nơi nhiều kẻ cướp, thổ phỉ ở những vùng đất mới hoang vu, nguy hiểm. Vì vậy, nhu cầu an toàn, tự vệ của người dân những vùng đất này – xứ Đàng Trong là cần thiết, nhu cầu học võ đặt ra vô cùng cấp bách.
Võ thời bấy giờ có Võ Ta, hay còn gọi Võ Kinh. Có lẽ nói ” võ ta “ là để phân biệt với Võ Tàu. Nhà Nguyễn rất quan tâm việc huấn luyện quân đội mạnh, phải giỏi võ để phòng thân, bảo vệ mình, với một niềm tự hào dân tộc to lớn.
Võ cổ truyền Bình Định có lẽ xuất hiện rõ nét nhất vào khoảng từ năm 1471, sau khi Vua Lê Thánh Tông Nam tiến thành công, độc chiếm Thành Đồ Bàn, đẩy lùi Champa về phía Nam Núi Đá Bia ( thuộc Phú Yên). Lịch sử Vương Quốc Champa chấm dứt từ đây. Người Việt phía Bắc bắt đầu tiến vào khai hoang, sinh sống tại vùng đất mới Bình Định. Vua Lê Thánh Tông cử các võ tướng di chuyển vào Nam trấn giữ những vùng đất mới.
Những quan võ đến đây, thường xuyên luyện tập võ thuật, truyền dạy võ cho con cháu, người dân trong vùng, vùng đất Bình Định trở thành Xứ Võ nghệ, nơi tinh thông võ thuật, cùng nhau bảo vệ sự bình an cho gia đình và người thân, và vùng đất này.
Đến thời Tây Sơn, cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn diễn ra, võ thuật đã bước sang một đỉnh cao mới. Võ Cổ truyền Bình Định thời kì này có sự kết tinh hòa quyện với nhiều dòng võ, môn phái võ khác nhau giữa võ ta từ thời Chúa Nguyễn, mà đỉnh cao là Võ Tây Sơn, sự kế thừa và kết hợp này tạo ra Võ cổ truyền Bình Định độc đáo hôm nay.
Về kĩ thuật hay Võ thuật Võ thuật cổ truyền Bình Định thể hiện tính liền hoàn, tinh tế và uyên thâm. Ta thấy rõ hai mặt đối lập được kết hợp nhuần nhuyễn trong một chủ thể.
Ngoài những đức tính tốt đẹp mà cổ nhân dạy như NHÂN – NGHĨA – TRÍ – TÍN, ĐẠO ĐỨC của người luyện võ còn thể hiện ở tinh thần Thượng võ, tính nhân văn, uống nước nhớ nguồn, trọng nhân nghĩa, chống ngoại xâm, …
Chùa Long Phước, ngôi chùa Đệ nhất võ thuật Việt Nam, nói bằng ngôn ngữ giản dị là ngôi nhà võ thuật của các võ sinh, võ sư khi có dịp đến với Bình Định, là nơi giao lưu, học hỏi, luyện tập, tỉ thí võ nghệ giữa các võ sư, võ sinh và các môn phái võ. Viện chủ Thích Hạnh Hòa Đại Lão Võ Sư Quốc Tế vẫn có mặt những giờ giao lưu, huấn luyện cho các môn sinh. Nhiều võ sư Quốc tế đã quay lại chùa nhiều lần để học võ. Hòa Thượng còn dạy giáo lý cho người học võ.
Du khách đến đây ngoài được xem đấu võ còn được trải nghiệm mặc bộ trang phục “Võ Chùa”, để học những thế võ căn bản để tự bảo vệ mình khi gặp nguy hiểm, giải các thế khóa khi gặp nạn, rèn thể lực, ý chí, sự kiên nhẫn, nâng cao sức khỏe, …
Võ đường Lê Xuân Cảnh ở thôn Cẩm Vân, xã Nhơn Hưng, Huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. … Là một võ đường danh tiếng, lò rèn ra nhiều võ sư Bình Định.
Năm 1975 Võ đường Lê Xuân Cảnh ra đời nhằm giữ gìn, bảo tồn tinh hoa võ cổ truyền Bình Định cho con cháu mai sau.Hiện nay vẫn là Võ Đường hoạt động tốt.
Phan Thọ, cái tên của cố Đại Lão Võ Sư huyền thoại, tinh thông Thập bát ban Binh khí, người giữ lửa cho tinh hoa Làng Võ Anh Vinh, trên 200 năm tuổi.
Phan Thọ ra đời tại làng Thủ Thiện Thượng, huyện Tây Sơn tỉnh Bình Định, học võ từ năm 17 tuổi, chăm chỉ tầm sư học võ khắp nơi, nhiều phen đòi vợ bán bò đi để học võ.
Năm 18 tuổi ông theo học thầy Cai Bảy ( Nguyễn An ) ở làng An Vinh, học 5 năm rối ông đi đánh đài. Thầy mất, ông chuyển học thầy Hai Siêm ở làng võ An Thía 2 năm nữa, rồi trở lại An Vinh học thầy Sáu Hà ( Lê Hải ) được 6 năm thì xuất môn, … cứ như vậy ông đã học qua rất nhiều Thầy trong làng võ Tây Sơn Bình Định.
Võ Đường Phan Thọ do ông thành lập năn 1952 tại làng Thủ Thiện Thượng, xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Võ đường Phan Thọ thừa hưởng gia tài đồ sộ của Võ phái An Vinh, giữ lửa cho làng võ An Vinh trên 200 năm tuổi.
Võ đường Phan Thọ dạy bài bản về Quyền Thuật và Binh Khí. Trong đó có hàng chục bài quyền và các bài võ gắn với Thập Bát Ban Binh khí.
Võ đường Phan Thọ đang lưu giữ nhiều tư liệu cổ, nơi đào tạo nhiều võ sư thành danh như: Đỗ Hượt, Lê Công Hoàng, Đặng Vĩnh May. Phan Thanh Sơn, Phan Hữu Đức, Lê Xuân Nam, Phan Hải, ..v.v…
Đại lão võ sư Hồ Sừng, sinh năm 1938, ông được ông nội là võ sư lừng danh Hồ Ngạnh đích thân trao truyền huyết mạch võ thuật nhà nghề.
Từ trẻ, võ sư Hồ Sừng đã tinh thông võ nghệ, ông mở Võ Đường tại thôn Hòa Mĩ, xã Bình Thuận, huyện Tây Sơn để truyền trao võ thuật cho con cháu, người dân trong vùng, và những ai có nhu cầu tìm đến ông. Cho đến nay Võ đương Hồ Sừng đã cho ra lò 1 đại võ sư, 1 võ sư cao cấp, 26 võ sư và 400 huấn luyện viên. Hàng năm trung bình khoảng 500-600 võ sinh trong và ngoài Bình Định đến xin học, võ đường Hồ Sừng còn cung cấp nhiều vận động viên cho đổi tuyển võ cổ truyền Bình Định. Hiện Võ đường Hồ Sừng do võ sư cao cấp Hồ Sỹ làm chưởng môn đời thứ sáu đảm trách.
Võ đường Hồ Ngạnh lừng danh đất Tây Sơn, hiện Võ đường Hồ Ngạnh đã cho ra 6 thế hệ trao truyền nghiệp võ của tổ tiên và giữ gìn bảo tồn phát huy môn làng võ đất Thuận Truyền của Bình Định nói riêng và Việt Nam.
Các bài Roi nổi tiếng phải kể ra như: Thất bộ, Thái Sơn, Bát quái, Tứ môn, Ngũ môn, trực chỉ, Tấn nhất, Tiên ông, Lạc môn, … Những di sản phi vật thể vô giá của Bình Định
Hiện võ sư Hồ Bé, con trai của Võ võ sư Hồ Sừng đang làm Chưởng môn Võ đường Hồ Ngạnh tại
Xã Bình Thuận, Huyện Tây Sơn, Tỉnh Bình Định.
Số điện thoại: 01268552206
Trong đó 3 bài Hùng Kê Quyền, Ngọc trản quyền, Thái sơn côn đã được Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam chọn đưa vào danh mục các bài võ quy định của liên đoàn. Bài Ngọc trản quyền được Liên đoàn và Bộ Giáo dục và Đào tạo chọn làm bài nâng cao trong môn võ cổ truyền giảng dạy cho học sinh trung học cơ sở, bài Thần đồng Quyền là bài nâng cao cho học sinh tiểu học
Võ Cổ truyền Bình Định và tinh thần thượng võ của người Bình Định trở thành niềm tự hào của người Bình Định nói riêng, người Việt Nam nói chung, là di sản phi vật thể vô giá được ngưỡng vọng.
Ngày nay Võ cổ truyền Bình Định là một sản phẩm vô giá đối với tài nguyên Du lịch của tỉnh Bình Định và Việt Nam. Tuy vậy cần phát huy vai trò Di sản để đưa vào phục vụ trải nghiệm cho Du khách trong và ngoài nước.
Nguyễn Thị Xuân Lan – CEO Golden Life Travel
(Còn tiếp)