Chùa Tháp Tháp, ngôi cổ tự, cổ nhất miền Trung và Tây Nguyên, tọa lạc trên đồi Long Bích, phía Bắc Thành Đồ Bàn, kinh thành của Chiêm Thành xưa, nay thuộc thôn Vạn Thuận, phường Nhơn Thành, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 27 cây số, có biển tên Chùa đặt ngay lối rẽ vào chùa ngoài quốc lộ 1A, con đường đất dẫn đến cổ tự chỉ khoảng trên dưới 200 mét nhưng hai khung cảnh đã hoàn toàn khác biệt.
Chùa Thập Tháp, An Nhơn, Bình Định
Tổ đình Thập Tháp tĩnh lặng, không khí yên bình như lạc vào chốn bồng lai. Trước chùa là một ao sen hình vuông, diện tích khoảng 500 m2, được xây bằng đá ong được đào lên tự địa chất của nơi này. Người dân địa phương nói rằng họ chưa bao giờ thấy ao sen cạn nước, đây là ” đất có Long mạch “. Nhìn cảnh quan xung quanh chùa xanh thẳm, đẹp nên thơ như một bức tranh bích họa, đơn sơ mà lộng lẫy.
Ao sen trước cổng chính của Chùa Thập Tháp, nguồn Long mạch chưa bao giờ cạn nước
Bình Định ” Đất lành chim đậu “, miền đất tâm linh này đã đón nhiều bước chân chư thiền tổ ghé bước Hoằng hóa. Và Tổ Nguyên Thiều đã đến đây tạo dựng Chùa Thập Tháp, lúc đầu chỉ là một am nhỏ. Chùa được xây lên vào năm 1668, vật liệu là gạch đỏ lấy từ phế tích của 10 ngôi Tháp Chăm đổ xung quanh đồi Long Bích, nên có tên gọi Chùa Thập Tháp. Chùa còn có tên Chùa Nguyên Thiều để ghi công Tổ sư Nguyên Thiều khai sơn.
Thiền sư Nguyên Thiều là truyền thời đời thứ 5 của phái Thiền Lâm Tế.
Chùa được Chúa Nguyễn Phúc Chu ban cho tấm biển ngạch ” Thập Tháp Di Đà Tự “. và chỉ dụ Sư Nguyên Thiều đặt trọng tâm khai sáng thêm nhiều ngôi chùa để phát triển Phật Pháp Xứ Đàng Trong.
Tấm bảng tên Thập Tháp Di Đà Tự được Chúa Nguyễn Phúc Chu ban tặng. Ảnh Xuân Lan Golden Life
Chùa Thập Tháp là ngôi chùa cổ nổi tiếng nhất Xứ Đàng Trong thời bấy. Ít ai biết rằng, ngôi chùa này sở hữu một cây phi lao cổ thụ độc đáo nhất nhì Việt Nam, nhiều cây một phần đã hóa thạch, in hằn dấu thời gian. Trong chùa còn trồng khá nhiều cây sứ, có tên Champa, được trồng nhiều ở đất này, xứ sở Champa xưa. Người Việt gọi cây này là cây Đại, tức Đại Việt.
Cây phi lao này nằm cạnh tấm bình phong phía sau cổng chùa, cách chính điện kɦoảп 30 mét, thân chính của cây cao kɦoảп 6 mét, tính cả cάc nhánh chĩa lên trời thì chiều cao đạt tới 20 mét. Đường kính tɦâռ cây rất lớn, ɴʜiềυ người ôm không xuể. Thân cây đã trổ nhiều ụ, lồi lõm do trải qua hàng gần 400 năm trong trời đất. Dù vậy nhiều hàng dương cổ thụ vẫn che mát sân chùa, cổ kính u tịch cùng Thập Tháp trải qua bao thăng trầm của lịch sử.
Bức bình phong ngay cổng chính Chùa Thập Tháp
Chùa Thập Tháp kiến trúc hình chữ khẩu. Gồm chánh điện; Đông Đường (Khu giảng đường ). Ở đây có bảng gỗ ghi bài ” Thập Tháp Tự Chí “ do thị giảng học sĩ phủ An Nhơn Võ Khắc Triển soạn năm 1928, ghi lại lịch sử khai sáng, quá trình xây dựng và truyền thừa của ngôi Tổ Đình Thập Tháp. Tây Đường (Khu nhà Tổ ) thờ khai sơn Tổ sư Nguyên Thiều, các trụ trì, chư tăng quá cố và chư phật tử quá vãng. Sau chánh điện là nhà Phương Trượng ( Nơi ở của trụ trì ).
Bên trong chùa được trang trí chạm trổ tinh vi với các họa tiết hoa sen, xấp sách, hoa cuộn trên gỗ quý, những đường nét rồng bay phượng múa cách điệu trang nhã.
Chánh điện được trùng kiến năm 1749 bởi thiền sư Liễu Triệt. Chánh điện ngày nay mái thẳng, lợp ngói âm dương, trên nóc có lưỡng long trân châu.
Phật điện được bài trí tôn nghiêm, chính giữa thờ tượng Tam Thế Phật, hai vách tả hữu đặt tượng Thập Bát La Hán, tượng Thập Điện Minh Vương, Hộ Pháp, tổ sư Đạt Ma và tổ sư Tì Ni Đa Lưu Chi. Hầu hết các tượng thờ được tạc vào thời thiền sư Minh Lý trụ trì ( 1871 – 1889 ). Đại hồng chung được đúc năm 1893. và hai bên hành lang đặt 2 trống lớn.
Chùa được chúa Nguyễn Phúc Chu ban tấm biển ” Sắc Tứ Thập Tháp Di Đà Tự ” treo cửa chính ngôi chánh điện. Hòa thượng Mật Hoằng trùng khắc lại vào năm 1821.
Sau chánh điện có tấm bia ghi bài Minh Sắc Tứ Thập Tháp Di Đà Tự do cư sĩ Dương Thanh Tú biên soạn, hòa thượng Minh Lý lập năm 1876.
quanh cảnh chùa thập tháp nhìn từ trên cao
Nhà Phương Trượng nằm sau chánh điện do thiền sư Phước Huệ xây dựng vào năm 1924.
Chùa còn lưu giữ bộ Đại Tạng Kinh Cao Ly và bộ Đại Tạng kinh Đài Loan.
2000 bản khắc gỗ dùng in kinh Di Đà sớ sao, Kim Cang trực sớ, Pháp Hoa khóa chí, bộ Đại Tạng Kinh do tổng Trấn Hà Tiên Mạc Thiên Tứ cúng dường.
1200 quyển kinh, luật, luận và ngữ lục
Vườn Tháp Tổ nằm ở phía bắc chánh điện với 20 ngôi tháp mộ cổ kính của các đời trụ trì có kiến trúc độc đáo.
Vườn Tháp Tổ phía bắc chánh điện Thập Tháp
Năm 1876 trong lúc khai khẩn vùng đất hoang sau chùa, gặp rất nhiều hài cốt của lính Tây Sơn và lính nhà Nguyễn ( Nguyễn Ánh ) chết trong trận chiến ở thành Hoàng Đế. Hòa Thượng Minh Lý cho gom lại, xây một tháp chung để thờ cúng, ngày nay gọi là Tháp Hội Đồng.
Chùa Thập Tháp được bộ văn hóa, nay là bộ văn hóa thể thao du lịch xếp hạng di tích lịch sử văn hóa quốc gia 1990 là di tích lịch sử, tôn giáo vô cùng giá trị, đặc biệt là điểm đến văn hóa, tâm linh của Bình Định nói riêng, Việt Nam nói chung.
Nguyễn Thị Xuân Lan – CEO Golden Life Travel
Tổng đài: 1900 599946