DI SẢN MỘC BẢN PHẬT GIÁO TẠI CHÙA THẬP THÁP

Tháng Một 8, 2025

Di sản mộc bản Phật giáo: Khép lại chức năng in ấn cổ xưa

… đã từng là phương tiện dùng để in ấn kinh pháp, thư tịch cổ xưa, đã khép lại chức năng vi diệu của mình sau sự phát triển hiện đại hóa của máy móc, công nghệ in ấn từ nửa cuối thế kỉ XIX. Tuy vậy Di sản mộc bản Phật giáo trở thành tư liệu lịch sử vô giá, đánh dấu những mốc son chói lọi trong lịch sử Phật giáo, lịch sử dân tộc, và nhân loại.

Di sản mộc bản Phật giáo chứa đựng nhiều giá trị về Phật học, lịch sử Phật giáo, ngôn ngữ văn học, văn bản học, kĩ thuật khắc bản, giá trị mĩ thuật của một thời, thể hiện sống động các mối quan hệ xã hội, tâm huyết trân truyền đạo mạch Phật pháp cuộc các thế hệ tiền nhân.

Bức Hoành Thập Tháp Di Đà Tự

Bức Hoành ” Sắc Tứ Thập Tháp Di Đà Tự ” do Quốc Chúa Nguyễn Phúc Chu ngự ban, treo tại căn giữa tiền đường. Hòa Thượng Tổ Ấn Mật Hoằng trùng tạo lại vào năm đầu triều Minh Mạng 1820 – Ảnh Internet

Di sản mộc bản Phật giáo tại Tổ đình Thập Tháp hiện lưu giữ và bảo vệ gồm 833 ván, 1.409 mặt khắc với nhiều chủng, thể loại, và niên đại khác nhau trải dài từ nửa cuối thế kỉ XVII đến nửa đầu thế kỉ XIX. Qua đó thể hiện sức sống mãnh liệt của tín ngưỡng Phật giáo trong việc hoằng dương Chánh pháp, nhu cầu tâm linh của đông đảo tín đồ Phật giáo trong vùng và khu vực, sự trân trọng công đức của hậu thế với tiền nhân. Chứng minh Thập Tháp Di Đà Tự luôn là trung tâm Phật Giáo lớn nhất của Xứ Đàng Trong kể từ ngày Tổ Sư Nguyên Thiều – Siêu Bạch chấm gậy chọn nơi này khai sơn Chùa Thập Tháp cho đến nay không hề thay đổi.

Di sản mộc bản Phật giáo được bảo quản tại chùa Thập Tháp khá tốt. Mộc bản được lưu giữ tại chùa không chỉ là các bản khắc được khắc bản tại chùa, mà nhiều ván khắc được chuyển đến từ các chùa khác, như:

  • Bộ ván Diệu Pháp Liên Hoa kinh giải, được khắc bản tại Diệu Quang Thiền viện
  • Bộ ván khổ nhỏ Kim Cang Bát-nhã Ba-la-mật kinh, được khắc tại chùa Bảo Quang
  • Bộ ván Kim Cang trực sớ, được khắc tại chùa Trường Quang ở Tân Quang, Tây phường
  • Lễ Phật sự nghi, không được ghi rõ nơi tàng bản
  • Bộ ván khổ lớn Kim Cang bát-nhã Ba-la-mật kinh, bên góc dưới ghi “tàng bản Thập Tháp tự”
  • Các bộ kinh được các Ngài Tánh Đề – Đạo Nguyên, Minh Giác – Kỳ Phương, Thiệt Kiến – Liệt Triệt tổ chức khắc bản tại chùa Thập Tháp, tuy không ghi thông tin nơi tàng bản

Việc rất nhiều mộc bản được tàng khắc từ các chùa khác được lưu chuyển đến và lưu giữ tại Tổ đình Thập Tháp cho thấy uy đức của Tô sư và các thiền sự trân truyền,kế vị nhiều đời của Tổ Đình Thập Tháp trong việc tổ chức, hoặc chứng minh công đức san khắc, trùng khắc kinh sách, lưu giữ và phổ biến kinh sách một cách rộng rãi, điều này được chứng minh qua các nhật ký được khác thêm vào trang cuối của bộ ván Kim Cang Bát-nhã Ba-la-mật kinh.

Di sản Mộc bản: Niên đại 

Ván khắc tại Tổ đình Thập Tháp thường rơi vào các niên hiệu Chính Hòa ( 1660 – 1705 ), Vĩnh Khánh ( 1729 – 1732 ), Long Đức ( 1732 – 1735 ), Vĩnh Hựu ( 1735 – 1740 ), Cảnh Hưng ( 1740 – 1786 ) thời các Chúa Nguyễn.

Ví dụ nhiều bộ ván rời khắc cả hai mặt có ghi: ” Trụ trì Di Đà tự Bồ Tát giới đệ tử Siêu Bạch mộ hóa trùng khắc … “. Các mộc bản đa số sớm nhất rơi vào thời gian Tổ Sư khai sơn  Nguyên Thiều – Siêu Bạch lập am Di Đà vào năm 1667, niên hiệu Cảnh Trị thứ 5 [ 1663 – 1671 ] tại thôn Vạn Thuận, xã Nhơn Thành, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định ngày nay.

Trong số lượng ván khắc đang lưu giữ gồm 833 ván khắc với 1.409 mặt khắc trong đó cosnhuwngx bộ có số lượng lớn ván khắc như:

  • Bộ Diệu pháp Liên Hoakinh giải: 292 ván khắc
  • Diệu Pháp Liên Hoa kinh: 146 ván khắc
  • Bộ Phật thuyết A Di Đà kinh sớ sao: 168 ván khắc
  • Bộ Kim Cang trực sớ: 115 ván khắc
  • Các bộ còn lại khác đều có từ 1 mặt khắc đến 20 mặt khắc

Mộc Bản Phật giáo được lưu giữ tại Tổ đình Thập Tháp là Di sản tư liêu vô cùng quý giá không chỉ đối với Phật giáo, là còn là một di sản không thể tách rời trong dòng chảy lịch sử của dân tộc Việt Nam. Di sản Mộc Bản Phật giáo tại chùa Thập Tháp chứa đựng thông tin tư liệu liên quan đến văn hóa, ngôn ngữ, lịch sử, tín ngưỡng, đời sống tâm linh của xứ Đàng Trong, và Phật giáo Bình Định qua các thời kỳ lịch sử.

Để giữ gìn, bảo tồn gia trị Di sản mộc bản Phật giáo tại Thập Tháp Di Đà Tự – Một di tích vô giá về tâm linh, tín ngưỡng và phát triển cho du lịch Quy Nhơn, Bình Định nói riêng, Việt Nam nói chúng, cần có những giải pháp tối ưu hỗ trợ việc lưu giữ và phát huy giá trị Di sản trong bối cảnh của Tổ đình Thập Tháp hiện nay.

Nguồn biên soạn: Trung tâm văn hóa Phật giáo Liễu Quán Huế

Nguyễn Thị Xuân Lan – CEO Golden Life Travel

Gọi ngay để được tư vấn
Hoặc gửi yêu cầu tư vấn


    Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn