QUỐC SƯ THÍCH PHƯỚC HUỆ – RẠNG DANH TĂNG SƯ BÌNH ĐỊNH

Tháng Một 9, 2025

Hòa Thượng Chơn Luận – Phước Huệ ( 1869 – 1945 ), Thế danh Nguyễn Tân Giao, sinh ra ở làng Phú Thành, thị xã An Nhơn, Bình Định. Thân phụ Ngài là ông Nguyễn Chánh Niệm, pháp danh Minh Thiện, tự Hòa Bình. Thân mẫu Ngài là cụ bà Nguyễn Thị Lãnh, pháp danh Chơn Hóa. Cha mẹ Ngài người gốc Quảng Nam vào Bình Định sinh sống và lập nghiệp ở Phú Thành, cạnh chùa Phước Lộc. Năm 12 tuổi Ngài có ý chí xuất gia mạnh mẽ nên song thân gửi Ngài đến chùa Thập Tháp để xuất gia, đệ tử đầu sư với Hòa Thượng Ngộ Thiệu – Minh Lý, được Bổn sư cho Pháp Danh là Chơn Luận, hiệu Phước Huệ, Lâm Tế Chánh Tông đời thứ 40.

Thiền sư là người thông minh, hiếu học, từ lúc mới xuất gia đã thể hiện ý chi phi thường, nên Bổn sư rất lưu tâm dạy dỗ huấn luyện ngài, cử Ngài tham gia học Pháp pháp ở nhiều nơi.

Đầu tiên Ngài học với sư bá là Hòa Thượng Ngộ Ânchùa Diệu Quang, tại làng Nhơn Thọ, huyện An Nhơn. Năm 1883 Ngài được Bổn sư cho đi học với Hòa Thượng Tự Mẫn, tại chùa Tịnh Lâm, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.

Năm tròn 20 tuổi 1889 Ngài được Bổn sư Ngộ Thiệu – Minh Lý cho Thọ cụ túc giới tại giới đàn chùa Long Khánh Quy Nhơn, do Hòa Thượng Chí Thanh làm đường đầu. Cũng trong năm này Bổn sư của Ngài viên tịch, sư huynh là Tăng Can Chơn Châu – Vạn Thành lên kê vị Trụ trì chùa Thập tháp. Sau khi cư tang Bổn sư, ngài vào Phú Yên tham học với Hòa Thượng Pháp Hỉ tại Chùa Từ Quan Núi Đá Trắng.

Năm 1904 Ngài trở về nhậm chức trụ trì chùa Phổ Quang, huyện Tuy Phước, Bình Định. Trước đó  vào Năm 1898 năm Thành Thái thứ 10 Ngài đã chú tạo một cổ Hồng Chung cúng cho chùa Phổ Quang, trên Hồng Chung có khắc bài ” Phổ Quang Tự Chung” Do đích thân Ngài biên soạn.

Năm Ất Tị 1905, năm Thành Thái thứ 17, sư huynh Ngài là Tăng Cang Chơn Châu – Vạn Thành viên tịch. Ngài được triều đình sắc Tăng Cang và triệu về kế vị kế vị Tổ Đình Thập Tháp, thừa truyền sự nghiệp của chư tổ nhiều đời truyền lại.

Năm 1908, Ngài được triều đình mời ra Hoàng cung thuyết pháp, và khai mở một khóa kinh tại chùa Trúc Lâm. Các Vua Thành Thái, Duy Tân, Khải Định thường mời Ngài vào nội cung thuyết giảng Phật pháp, nên Ngài được tôn xưng danh hiệu Quốc sư.

quốc sư phước huệ

Quốc sư Phước Huệ – Ảnh Internet

Năm Canh Thân 1920, Quốc sư Phước Huệ đứng ra mở lớp Phật học tại Tổ Đình Thập Tháp, chư Tăng nhiều nơi về học rất đông.

Năm Giáp Tí 1924, Ngài xây dựng cổng chùa và ngôi Phương Trượng nguy nga cổ kính tại Chùa Thập Tháp, vẫn còn để lại cho đến ngày nay. Quốc sư đứng ra khai sơn Chùa Phước Long tại Phú Phong huyện Tây Sơn, Bình Định, đề đạt đệ tử lớn là Hòa Thượng Không Vân – Trí Diệu trụ trì.

Từ năm 1930 trở đi theo lời thỉnh cầu của Hòa Thượng chùa Trúc Lâm, Quốc sư trở ra Huế giảng dạy Phật pháp . Đầu tiên Ngài dạy tại chùa Trúc Lâm, được  xem là lớp Cao học Phật giáo đầu tiên tại Huế.

Sau Tây Thiên, tương đương với Đại Học Phật giáo tại chùa Tường VânBáo Quốc.

Trong thời gian từ năm 1930 đến 1938 năm nào Quốc sư cũng từ chùa Thập Tháp, Bình Định ra Huế giảng dạy. Quốc sư còn mời Hòa Thượng Phổ Huệ là đệ tử của Hòa Thượng Từ Mẫn, cũng là một bậc danh tăng đương thời ở chùa Tịnh Lâm, Phù Cát ra Huế giảng dạy.

Ngoài ra còn có Pháp sư Trí Độ người huyện Tuy Phước, là bậc uyên thâm Phật pháp, được Quốc sư dẫn dắt đào tạo một thời gian ở Tổ Đình Thập Tháp, tiếp tục ra Huế theo khóa Đại học tại Phật học đường Tây Thiên rồi về sau được mời dạy tại Phật học đường Báo Quốc.

Thời bấy giờ Phật Giáo Việt Nam đang bùng lên phong trào vận động chân hưng. Tại miền Trung, vào năm 1932, Quốc sư Phước Huệ cùng với Hoàng Thượng Giác Tiên Bác sĩ Tâm Minh – Lê Đình Thám đứng ra thành lập Hội An Nam Phật Học.

Đến năm 1937. Phật giáo Bình Định thành lập Phật học đường tại chùa Long Khánh, Quy Nhơn và cung thỉnh Quốc sư Thích Phước Huệ đứng ra làm Chủ Giảng.

Từ năm 1938 sức khỏe Quốc sư yếu dần nên không thường xuyên ra Huế giảng dạy. Tuy nhiên Quốc sư vẫn tiếp tục giảng dạy tại chùa Thập Tháp và Long Khánh, Quy Nhơn-Bình Định. Lúc bấy giờ học Tăng trong bản tỉnh. Nhưng sau đó, chư Tăng từ Đại Học Tây Thiên, Huế và các tỉnh miền Nam lại tập trung về Bình Định tiếp tục tham học với Quốc sư rất đông đảo. Tất cả các học Tăng theo học với Quốc sư tại các Phật học đường ở Thừa Thiên Huế và Bình Định, sau này đều là những bậc lương đống cho Ngôi nhà Phật pháp Việt Nam. Trong đó có những vị nổi tiếng như: Hòa Thượng Đôn Hậu, Hòa Thượng Mật Khế, Hòa Thượng Mật Thể, Hòa Thượng Mật Hiển, Hòa Thượng Mật Nguyện, Hòa Thượng Trí Thủ, Pháp sư Trí Độ, Hòa Thượng Phúc Hộ, Hòa Thượng Quy Thiện, Hòa Thượng Huyền Tân, Hòa Thượng Giải Hậu, Hòa Thượng Hiển Thụy, Hòa Thượng Thiện Trí, Hòa Thượng Thiện Hòa, Hòa Thượng Thiện Hoa, Hòa Thượng Chí Thiện, Hòa Thượng Giác Tâm,  Hòa Thượng Bửu Ngọc, … v.v…

Các cư sĩ nổi tiếng như: Tâm Minh – Lê Đình Thám, Chơn An – Lê Văn Định, Tôn Thất Tùng, Nguyễn Khoa Toàn, … Bà Cao Xuân San ( Diệu Không ), Bà Ưng Úy ( Diệu Huệ ), … v. v…

Mùa Xuân 1943 Quốc Sư Chơn Luận – Phước Huệ chấp bút đề lời Tán ngữ bằng Hán văn cho sách Việt Nam Phật giáo sử lược. Nội dung bài Tán ngữ phiên âm như sau:

Việt Nam Phật Giá Sử Lược Tán ngữ – Quốc sư Thích Phước Huệ

Quý Mùi niên trọng xuân nguyệt, Mật Thể pháp sư nam hành tỉnh thám, tịch tụ Việt Nam Phật giáo Sử Quốc văn cáo bản, thị dư vân: Thử thị sư nguyệt tích niên chư, sở sưu tầm biên tập nhi thành dã, thỉnh cầu di chứng dư thọ nhi bình độc chi, mỗi ư dạ định đăng cao, nhược chí thân ư thị biên dã. Nhân từ phù sư tùng học ư dư dĩ hữu niên hĩ. Tổ tri sư chi chí hướng, chi nguyện vọng, ư tu học chi hạ thần, vị thường bất lưu tâm ư phiên dịch trước thuật vị hoằng pháp chi sự nghiệp dã.

Cái dĩ tố tự Đông độ dĩ lai, Phật giáo chi truyền nhập ngã Nam giả thiên dư niên hĩ. Kỳ gian chi Đạo Tổ thánh Tăng, tương kế đột xuất, kỳ công đức huy chiếu ư lịch sử thượng, khởi khả một hồ tai. Kim nhật chi nhật, hữu thị thơ hữu, bất duy hữu công ư Phật giáo nhi tinh hữu công ư Phật học dã. Dư ư thị dĩ hân dĩ ủy, vô lượng vô biên, viên bàn sổ ngôn dĩ tán.

Phật giáng thế nhị thiên ngũ bách lục niên xuân tam nguyệt.

Bình Định Thập Tháp tự Phước Huệ Hòa Thượng soạn.

Quốc sư Thích Phước Huệ đặc biệt tặng cho Hòa Thượng  Mật ThểPhật Pháp Thiên Lý Câu ” có nghĩa là con Tuấn Mã ngàn dặm của Phật pháp, một mĩ hiệu mà người đời đã xưng tán công hạnh của Quốc Sư. Quan đại thần Lãnh Tri Phủ An Nhơn Võ Khắc Triển có soạn một bài: Thập Tháp tự Chí trong đó ca ngợi Quốc sư, bài chí này được khắc vào bảng gỗ và hiện treo tại ngôi Giảng đường Tổ đình Thập Tháp.

Quốc sư Thích Phước Huệ an nhiên viên tịch tại Tổ đình Thập Tháp ngày 22 tháng Giêng Ất Dậu 1945, thế thọ 75 niên. Tang lễ Quốc sư được tổ chứ vô cùng trọng thể, sau đó đệ tử, môn đồ, tứ chúng cung nghinh Kim quan Quốc sư an nhập Bảo tháp. Long vị thờ tại” ” Sắc Tứ Thập Tháp Tan Cang, Tự Lâm Tế tứ thập thể, húy Chơn Luận, hiệu Phước Huệ Hòa Thượng chi vị “.

Hiện Bảo tháp Quốc sư tại Thập Tháp Di Đà tự còn ghi lại bán thơ tán do Hòa Thượng Trí Hải – Bích Liên sáng tác như sau:

Nguy nhiên nhất cao tháp

“Độc tọa cổ Đồ Bàn

Ngoại thị hữu vi tướng

Trung tàng vô tướng ông”

Hòa Thượng Kế Châu dịch:

” Đồ Bàn thành cũ về đông

Một tòa bảo tháp thẳng xông lên Trời

Hữu hình hữu hoại đổi dời

Chân không diệu thể sáng ngời bên trong “

Ngoài ra Hòa Thượng Kế Châu còn sáng tác nghi báo tiến quốc sư, Hòa Thượng dịch như sau”

” Trời quang mây tặng nguyệt long lanh

Muôn dặm chim hồng vượt biển xanh

Chiếc ảnh tuyệt không rời nước biếc

mấy trùng duy có bóng trời xanh

Thương đời nhơ nhớp chìm mê mộng

Vào nẻo u thầm mở kiến tinh

Phước Huệ triển khai nền nghĩa học

Nguyên Thiều Tổ đạo rạng gia thinh”

ĐỆ TỬ XUẤT GIA CỦA QUỐC SƯ PHƯỚC HUỆ

  • Hòa Thượng Không Hoa – Huệ Chiếu
  • Hòa Thượng Không Đàm
  • Hòa Thượng Mật Không – Huệ Chánh
  • Hòa Thượng Không Thường – Trí Hạnh
  • Hòa Thượng Không Vân – Trí Diệu
  • Hòa Thượng Không Thường – Chí Hạnh
  • Hòa Thượng Không Tôn – Nguyên Giác
  • Hòa Thượng Không Tế – Thiên Ngôn
  • Hòa Thượng Tịnh Không – Pháp Thường
  • Hòa Thượng Không Tánh – Trí Nhàn
  • Hòa Thượng Không Thành – Tịnh Diệu
  • Hòa Thượng Không Châu – Mật Viên
  • Hòa Thượng Không Ấn – Mật Hạnh
  • Hòa Thượng Không Tín – Kế Châu
  • Hòa Thượng Không Hoa – Huệ Chiếu
  • Hòa Thượng Như Hóa – Thiện Độ hiệu Hoằng Tế
  • Hòa Thượng Như Trí – Thiện Quang, hiệu Hoằng Đạo
  • Hòa Thượng Như Phụng – Thiện  Trì
  • Hòa Thượng Như Dũng – Thiện Quang hiệu Ấn Nguyên
  • Hòa Thượng Như Thuyên – Thiện Chơn, hiệu Hoằng Tịnh
  • Hòa Thượng Như Thâm – Thiện Hải hiệu Ấn Trừng
  • Hòa Thượng Như Nhật – Thiện Huy
  • Hòa Thượng Như Trung – Thiện Chí hiệu Ấn Tôn
  • Hòa Thượng Như Huy – Thiện Thắng hiệu
  • Hòa Thượng Như  Hóa – Hoằng Khải
  • Ni Trưởng Nhi Ý – Thiện Bảo hiệu Hải Ngọc
  • Hòa Thượng Quảng chư – Thiện Huệ Diệu hiệu Đổng
  • Ni Trưởng Nhi Ái – Tịnh Viên
  • Hòa Thượng Không Tín – Kế Châu”

Tuy Phật sự đa đoan Quốc sư Thích Phước Huệ luôn giữ trọng trách với Tổ đình Thập Tháp, làm tròn bổn phận của Tổ sư nhiều đời giao phó. Ngài không chỉ làm rạng danh Tổ Đình Tháp Tháp mà còn tiếp tục phát triển, làm rạng danh Phật Giáo Xứ Đàng Trong.

Nguồn tài liệu: Chùa Thấp Tháp và Tổ Sư Nguyên Thiều – Siêu Bạch

Nguyễn Thị Xuân Lan – CEO Golden Life Travel

 

 

 

Còn tiếp

Gọi ngay để được tư vấn
Hoặc gửi yêu cầu tư vấn


    Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn