THÁP CÁNH TIÊN VẺ ĐẸP THÁP CỔ CHĂM PA

Tháng mười 30, 2022

Lịch sử hình thành Tháp Cánh Tiên

Tháp Cánh Tiên là công trình kiến trúc Champa, được xây dựng vào khoảng thế kỷ XVI, cách thành phố Qui Nhơn 27km về hướng Tây Bắc. Tháp Cánh Tiên nằm ngay giữa Thành Ðồ Bàn, thuộc làng Nam An, trên địa bàn xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Được xây dựng trên một đỉnh đồi cao chừng vài chục thước, thờ Bà Nữ Thần Y A Na. Tháp Cánh Tiên có bề mặt vuông, nhiều tầng xây bằng gạch, cao gần 20 mét, trông xa giống như đôi cánh của nàng tiên đang bay lên trời.

Trong số những tháp cổ Chăm Pa còn lại ở tỉnh Bình Định, tháp Cánh Tiên có kiến trúc đẹp, thanh thoát, còn khá nguyên vẹn, thuộc nhóm những cụm tháp ít thấy trong lịch sử kiến trúc Chăm Pa: Tháp đơn.. Mặc dù chỉ có một tháp đơn lẻ song hình dáng, cấu trúc của tháp Cánh Tiên lại không hề khác với các ngôi tháp vuông nhiều tầng xây bằng gạch vào loại lớn của Chăm Pa.

Vị trí địa lý và kiến trúc Tháp Cánh Tiên

Tháp Cánh Tiên được xây dựng trên quả đồi ở trung tâm của kinh đô Đồ Bàn xưa. Xét về vị trí và tính đơn nhất của ngôi tháp, có thể cho rằng tháp Cánh Tiên có ý nghĩa như một kiến trúc núi thiêng (tức biểu tượng của núi Mê-ru) giữa kinh đô Đồ Bàn. Xét ở khía cạnh tôn giáo, tháp Cánh Tiên có vị trí gần giống như đền núi Bayon nằm giữa đô thành ĂngKo Thom của vương triều AngKo ở Campuchia cùng thời.

Tháp cánh tiên Bình Định

Đế tháp xây cao, bề thế trên một bình diện gần vuông, mỗi bề dài khoảng gần 10 mét với các đường giật cấp so le. Toàn tháp cao khoảng 20 mét, bốn mặt quanh thân tháp đều trang trí các cột trụ ốp tường, nhô ra theo một tỉ lệ hài hoà với tổng thể kiến trúc. Các góc thân tháp được bó bằng các khối đá có kích thước lớn nên khá vững chắc.

Tháp có 4 cửa vòm nhọn vút lên mở ra 4 hướng, nhưng chỉ có một cửa chính nằm ở hướng đông là ăn thông với lòng tháp, còn lại là 3 cửa giả. Bộ diềm hơi nhô ra tạo thành bộ đỡ cho các tháp góc bên trên. Các hình chặm khắc chủ yếu tập trung trên bộ mái. Với bốn tầng hiện còn, tầng nào cũng có 4 tháp góc trang trí, mỗi góc lại có những tầng nhỏ, tạo dáng lá lật nhỏ dần về phía trên tạo cảm giác như những chú chim đang bay. Có lẽ chính do dáng vẻ này người đời thả trí tưởng tượng, gắn với hình tượng thần tiên mà đặt tên cho tháp là Cánh Tiên. Những tảng đá chạm khắc hình đuôi phụng gắn trên các tầng tháp giả và hình Makara, một loài thuỷ quái trong thần thoại Ấn Độ với nanh nhọn, vòi dai, trang trí ở các góc đầu tường đã tạo cho tháp Cánh Tiên một vẻ đẹp sang trọng, huyền bí.

Khác với nhiều tháp Chàm, trang trí tháp Cánh Tiên cầu kì đến độ hoàn mĩ. Từ hệ thống vòm cửa đến dải hoa văn hình xoắn xếp lớp đối xứng nhau uyển chuyển đến các khối đá ốp cạnh được chạm khắc tinh tế tạo thành những hoa văn nối kết đều toát lên vẻ đẹp vừa thanh thoát, trang nhã, vừa uy nghi, bề thế. Cũng có thể do vẻ đẹp duyên dáng nên tháp còn có tên dân gian: tháp Con Gái.

Theo các thư tịch cổ, Thành Đồ Bàn do vua Chiêm Thành Ngô Nhật Hoan xây từ thế kỉ thứ X, còn tháp Cánh Tiên được xây dựng vào thế kỉ thứ XII, dưới đời vua Chế Mân (Jaya Sinbavarman III). Nhiều giả thiết: đây là ngôi tháp Chế Mân dành tặng hoàng hậu Paramecvari tức Huyền Trân công chúa, người con gái Đại Việt cao quý đã cùng ông kết mối lương duyên lịch sử.

Tương truyền, trước khi rời Đại Việt, nàng công chúa lá ngọc cành vàng của triều Trần đã học nhuần nhuyễn mọi nghi thức cung đình lẫn sinh hoạt dân gian Chiêm quốc. Đi làm dâu xa xứ, nàng được thần dân yêu quý và kính trọng vì vị hoàng hậu người Việt này không những nói thạo tiếng Chiêm Thành, biết múa hát các điệu dân ca dân vũ Chiêm Thành, mà còn chịu khó truyền dạy các cung nữ và thần dân quê chồng dệt vải, trồng lúa, thêu thùa, may vá.

Theo nhà du khảo người Pháp Ch.Lemire đã mô tả lại : “Trên mỗi cửa bên trong đều có một bức tường có hình gân cung, nó giấu kín một tượng đàn bà bán thân nửa nổi nửa chìm, đầu đội một cái mũ rất sang, cầm trong tay một đoá hoa sen”, thì chúng ta có quyền hy vọng vẫn cón đâu đó trong lòng đất, hoặc trầm ẩn giữa các tường tháp cổ xưa, một bức tượng Huyền Trân – Paramecvari với vương miệng hoàng hậu, gương mặt dịu hiền phảng phất nỗi ưu tư, trên tay còn rưng rưng một búp sen minh triết.

Tháp Cánh Tiên hiện nay

Tháp Cánh Tiên đã được trùng tu, tôn tạo. Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa giải mã được kỹ thuật xây dựng tháp của người Chăm xưa. Làm thế nào để các viên gạch có thể gắn kết lại với nhau mà không thấy mạch hồ nhưng vẫn tồn tại vững bền thách với thức thời gian vẫn đang là một vấn đề chưa có lời giải đáp.

Tháp Cánh Tiên hiện vẫn là một trong những tháp Chăm cổ đẹp tại Bình Định, được giữ gìn tôn tại cho du khách đến thăm mỗi khi về với Thành Đồ Bàn Xưa

Quý khách cần thông tin liên hệ về tour du lịch tại Quy Nhơn, gọi ngay 1900 599946 – Goldenlife Travel

Tour Quy Nhơn – city tour 1 ngày

Tour Kỳ Co – Eo Gió 1 ngày

Tour Kỳ Co – Hòn Khô – Eo Gió 1 ngày

Tour Bảo tàng Quang Trung – Hầm Hô

Tour Hòn Khô ( đón tại bến thuyền)

Tour Kỳ Co ( đón tại bến thuyền)

Tour Hòn Khô – Eo Gió – Trung Lương 1 ngày

Tour Kỳ Co – Eo Gió – Trung Lương 1 ngày

Tour khám phá tháp Chăm Bình Định 1 ngày

Tour Phú Yên hoa vàng cỏ xanh 1 ngày

 

Gọi ngay để được tư vấn
Hoặc gửi yêu cầu tư vấn

    Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn