LỊCH 13 ĐẠI TRỤ TRÌ TRUYỀN THỪ CỦA TỔ ĐÌNH LONG KHÁNH
Thiền sư Hải Khiển, tự Đức Sơn, đời Pháp thứ 35, dòng Thiên Lâm Tế. Ngài người Trung Quốc, xuất gia tu học tại Trung Quóc, sang Việt Nam và lập Chùa Long Khánh vào năm 1709. Di vật còn lại là chuông Bảo Khánh, đúc năm 1715.
ĐẾN NGAY 13 ĐỜI TRUYỀN THỪA CỦA TỔ SƯ HẢI KHIỂN – ĐỨC SƠN
TRỤ TRÌ 1: THIỀN SƯ TẾ THÀNH – LỘC KỲ
Đời Pháp thứ 36 Dòng lâm Tế Chánh Tông, thuộc kệ phái Tổ Định – Tuyết Phong do Tổ sư Nguyên Thiều- Siêu Bạch ở Đàng trong. Tháp Ngài hiện đang ở Núi Trường Úc, phía Tây Bắc Chùa Long Sơn
TRỤ TRÌ 2: THIỀN SƯ TỊCH THỌ – TRINH TƯỜNG
Đời Pháp 37, kệ Trí Bản – Đột Không. Ngài sống tại Chùa Long Khánh từ thời Nhà Tây Sơn và Nhà Sơn và Nhà Nguyễn tranh hùng
TRỤ TRÙ 3: THIỀN SƯ TÁNH TÔNG – THIÊN KHÁNH ( 1768 – Không còn ghi ).
Đời pháp thứ 39, húy Thánh Tông, hiệu Thiên Khánh, đệ tự của Thượng Tọa Đạo Tín – Quang Huy, trụ trì chùa Tịnh Lâm ở Phù Cát. Khi nhận Trụ trì chùa Long Khánh ngài đã trên 70, Ngài có công tái thiết Đông đường và Tây đường. Ngài là người mở đường truyền kệ phái Thiệt Diệu – Liễu Quán tại Chùa Long Khánh cho đến hôm nay. Ngài Tịch tại Long Khánh Tự, tháp của Ngài đầu phía hữu tượng A Di Đà, góc Tây Nam vườn chùa. Ngài có nhiều đệ tử thành danh, trong đó có 03 vị tiếng tăm là: Huệ Hải – Chánh Đạo; Hải Hội – Chánh Nguyên; Hải Khoát – Chí Thanh
TRỤ TRÌ 5: THIỀN SƯ HẢI HUỆ – CHÁNH ĐẠO
Đời Pháp thứ 40, Thiền sư húy Hải Huệ, hiệu Chánh Đạo, kệ phái Thiệt Diệu – Liễu Quán, đệ tự của Hòa Thượng Chánh Tông – Thiên Khánh. Kế vị khi sư phụ Viên tịch.
TRỤ TRÌ 6: THIỀN SƯ HẢI HỘI – CHÁNH NGUYÊN
Đời Pháp thứ 40. Thiền sư húy Hải Hội, hiệu Chánh Nguyên, kệ phái Thiệt Diệu – Liễu Quán, là đệ tử của Hòa Thượng Thánh Tông – Thiên Khánh, nối tiếp Thiền sự Huệ Hải – Chánh Đạo trụ trì Long Khánh Tự.
TRỤ TRÌ 7: THIỀN SƯ HẢI KHOÁT – CHÍ THANH
Đời Pháp thứ 40. Thiền sư húy Hải Khoát, hiệu Chí Thanh, là đệ tử của Hòa Thượng Thánh Tông – Thiên Khánh, nối tiếp Thiền sư Hải Hội – Chánh Nguyên làm trụ trì Long Khánh Tự, Tháp của Ngài ở góc Tây Nam vườn chùa, giữa Tháp Ngài Thiên Khánh và Chánh Nhơn
TRỤ TRÌ 7: THIỀN SƯ THANH CẦN – QUẢNG DIỄN ( 1849 – 1917 )
Đời Pháp thứ 41. Thiền sư húy Thanh Cần, hiệu Quảng Diễn, kệ phái Thiệt Diệu – Liễu Quán, là đệ tử của thiền Sư Hải Hội – Chánh Nguyên. Kế vị Hòa Thượng Chí Thanh làm trụ trì Long Khánh Tự.
Trong đời Ngài có mở Đàn truyền giới và làm Đường Đầu Hòa Thượng. Tháp của Ngài ở phía Tả tượng A Di Đà, góc Đông Nam vườn Chùa.
TRỤ TRÌ 8: THIỀN SƯ TRỪNG CHẤN – CHÁNH NHƠN ( 1882 – 1948 )
Đời Pháp Thứ 42. Thiền sư húy Trừng Chấn, hiệu Chánh Nhơn. Kệ phái Thiệt Diệu – Liễu Quán, là đệ tử của Hòa Thượng Thanh Cần – Quản Diễn. Kế vị sư phụ làm trụ trì Long Khánh Tự năm 1917, năm ngài 35 tuổi, sớm có tư tưởng chấn hưng Phật Giáo
Ngài cho Đại tu bổ Đông đường, Tây đường năm Đinh Mão 1927, mở Hương Trường 3 tháng giảng dạy chư Tăng trong tỉnh tại chùa, cuối trường mở Giới đàn để truyền trao Giới Pháp. Năm Canh Ngọ 1930 Ngài đứng ra cải tạo chùa Long Thạnh, nay thuộc xã Nhơn Bình, Quy Nhơn, trùng tu Chùa Hưng Long ở An Nhơn. Ngài là một trong những người sáng lập trường Phật học Bình Định, có công lớn trong sự sinh tồn và giáo dưỡng đào tạo quần chúng Phật tử tu học.
Năm Bính Tý 1936 Ngài đứng ra cải tao Chùa Bình Quang. Năm 1937 – 1939 Ngài đứng ra khai sơn chùa Long Quang tại Huế. Năm 1939 – 1940 Ngài mở Phật học đường tại Chùa Long Khánh. Ngài có nhiều đệ tử xuất gia và tại gia.
Tháp của Ngài được an trí bên hữu tượng A Di Đà, Tháp do chúng đệ tử xây vào mùa đông năm Giáp Tuất 1934, trước khi Ngài tịch.
Ngài có một số đệ tử thành danh như Hòa Thượng Tâm Tịnh – Huệ Chiếu; Hòa Thượng Tâm Phương – Huệ Lâm; Hòa Thượng Tâm Hóa – Huệ Đồng; Hòa Thượng Tâm Hoàn – Huệ Long, quý Ngài này đều đã viên tịch.
TRỤ TRÌ 9: THIỀN SƯ TÂM KHÔNG – HUỆ PHƯỚC
Đời Pháp thứ 43. Ngài có Pháp Danh Tâm Không, Pháp Huệ Hiệu Phước, kệ phái Thiệt Diệu – Liễu Quán, đệ tử của Hòa Thượng Chánh Nhơn, được bổn sư chỉ định, triều đình tiến cử làm trụ trì Chùa Long Khánh năm Bảo Đại thứ 16 1941. Sau vì chướng duyên nên phải rời chùa năm Nhân Thìn 1952. Một Hòa Thượng khác của Hòa Thượng Chánh Nhơn lên thay, thường được gọi Thầy Na
TRỤ TRÌ 10: THIỀN SƯ TÂM LUẬT – HUỆ LÃNG
Đời Pháp thứ 43, kệ phái Thiệt Diệu – Liễu Quán, Đệ tử của Hòa Thượng Thích Chánh Nhơn, làm trụ trì giữa lúc quân đội Pháp chiếm Quy Nhơn, khiến chùa đổ nát. Thầy và Tăng chúng chỉ kịp thoát thân, về quê tản cư.
Năm 1957 Hòa Thượng Huệ Chiếu – Trưởng môn phái Long Khánh đã hiệp cùng Tăng tín đồ Long Khánh cùng chư môn phái quyết định tái thiết Chùa Long Khánh. Công việc Phật sự nặng nề Ngài tuổi già sức yếu đã xin từ nhiệm và tiến cử Hòa Thượng Tâm Hoàn làm trụ trì. Ngài tịch năm Nhâm Dần 1962. Nhập Tháp tại Nghĩa Trang Phật Giáo thị xã Quy Nhơn. Tôn vị Ngài được tôn trí trong khám Nhà Tổ.
TRỤ TRÌ 11: THIỀN SƯ TÂM HOÀN – HUỆ LONG ( 1824 – 1981 )
Đời Pháp thứ 43, Thiền Sư húy Tâm Hoàn, tự Giải Quy, hiệu Huệ Long, kệ phái Thiệt Diệu Liễu Quán, ngài sinh năm 1824 ở An Nhơn, Bình Định trong một gia đình Phật giáo thuần thành, cha mẹ đều quy y Hòa Thượng Phước Huệ, anh cả từng xuất gia với Hòa Thượng Phước Huệ làm trụ trì chùa Diệu Quang, các anh chị em khác đều quy y từ nhỏ nên Hòa Thượng sớm mộ đạo.
Ngài xuất Gia tại Tổ Đình long Khánh năm Ất Hợi 1935 vào ngày lễ Phật Đản sanh do Hòa Thượng Chánh Nhơn thế độ.
Năn Tân Tỵ 1941, Ngài được bổn sư gửi ra Huế học tại Phật Đường Báo Quốc . năm Nhân Ngọ 1942, Ngài về Bình Định thọ giới cụ Túc tại Giới Đàn Hưng Khánh huyên Tuy Phước. Ngài được chọn làm vỹ Sa Di , sau đó tiếp tục ra Hế học.
Năm Ất Dâu 1954 Ngài trở về Bình Định lập Phật Học Đường rồi điều hành Phật giaoscuuws quốc tại tỉnh nhà.
Năm Đinh Hơi 1947, Ngài làm giáo Thọ Phật học Đường Thập Tháp. Thiên Đức năm Giáp Ngọ 1954 Ngài làm Phó hội trưởng hội Phật học Trung phần.
Năm Bính Thanh 1956 – năm Đinh Dâu 1957, Ngài làm Phó Giám Đốc Học viện Hải Đức Nha Trang. Gần cuối năm Đinh Dậu 1957 Ngài trở về nhận chức Trụ Trì chùa Long Khánh.
Kỷ Dâu 1959 Ngài làm Phó Hội Trưởng Hội Phật học Bình Định. Năm Quý Mão 1963, Ngài cùng Hòa Thượng Giác Tánh, Hòa Thượng Kế Châu lãnh đạo Phật Giáo Đồ toàn tỉnh chống chính sách kì thị Phật Giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm.
Năm Giáp Thìn 1964 Giáo Hội Việt Nam Thống Nhất thành lập, Ngài làm phó Đại Diện Giáo Hội Phật Giáo tỉnh Bình Định. Cũng trong năm này Ngài được mời làm Giáo Thọ và phó Giám viện điều hành và giảng dạy tại hai học viện Phước Huệ và Nguyên Thiều.
Năm Mậu Thân 1968, Ngài làm phó chủ khảo Đại Giới Đàn Bình Định mở tại chùa Long Khánh.
Năm Quý Sửu 1973, Ngài làm Chánh Chủ Khảo Đại Giới Đàn Phước Huệ tại chùa Hải Đức Nha Trang.
Năm Bính Thìn 1976, Ngài làm giáo thọ giới đàn Hưng Long.
Ngài có trên vài mươi vị đệ tử xuất gia học hành thành đạt. Hòa Thượng có đóng góp lớn cho Tổ SĐình Thập Tháp trong việc xây dựng thiết kế, tạo dựng đúc chuông, …. Chùa viện nguy nga, hưng thựng như ngày nay là nhơ công ơn của Hòa Thượng.
Tháp Ngài tọa phía tả tượng A Di Đà, phía đông bắc của Vườn Chùa.
TRỤ TRÌ 12: THIỀN SƯ NGUYÊN PHƯỚC – MINH ĐỨC
Đời Pháp Thứ 44, Thiền sư Pháp Danh Nguyên Phước, Pháp tự Chơn Lạc, Pháp Hiệu Minh Đức.
kệ phái Triệt Diệu – Liễu Quán, Đệ Tử của Hòa Thượng Tâm Hoàn, Kế vị Tổ Đình Long Khánh khi Tổ sư viên tịch năm 1981.
Hòa Thượng thế danh Nguyễn Văn Khương, sinh năm 1947 trong một gia đình Pật tử Thuần Thành, Ông bà có 3 người con đều quy y Tam Bảo, Hòa Thương là con út. Ngài xuất Gia năm 1961, siêng năng tu học dưới sự giáo dưỡng trực tiếp của bổn sư.
Năm 1968 Ngài Thọ Tam Đàn Cụ Túc tại Giới Đàn Chùa long Khánh, học trung học tại trường Bồ Đề Quy Nhơn. Được Bổn Sư cử vào Sài Gòn học Ban Cử nhân Triết học thuộc Đại học văn khoa Sài Gòn.
Năm 1973 dù đang học dở dang nhưng Ngài phải vâng mệnh Bổn sư trở về chùa giữ chức Điển tọa để giúp bổn sự kiến thiết tự viện, quản lý và điều hành nội tự.
Năm 1981 kế vị trụ trì.
Năm 1982 Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam thành lập, Ngài được đề cử giữ chức Chánh Ban Thư Ký Trị Sự Giáo Hội Phật Giáo Tỉnh Bình Định hơn hai nhiệm kì.
Năm 1990, Ngài được cử giữ chức Phó Ban Thường trực Ban Trị Sự Phật Giáo Tỉnh Bình Định.
năm 1992 trường cơ bản Phật học tỉnh Bình Định được thành lập và khai giảng khóa đầu, Ngài giữ chức Giáo Thọ trong ba khóa đầu. Năm 1994, Ngài làm Đệ Nhất Tôn Chứng A-Xà-Lê-Đại giới đàn Chánh Nhơn,
Năm 2002 tại Đại hội Đại Biểu Giáo Hội Phật Giáo toàn Quốc lần thứ IV, Ngài được suy cử chức vụ Ủy Viên Hội Đồng Trị Sự Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam nhiệm kỳ 2002 – 2007 và tiếp tục giữ chức Phó Trưởng Ban Thường Trực kiêm trưởng ban Tăng sự Phật Giáo Bình Định.
Năm 2007 Ngài được Trung ương Giáo Hội Phật Giáo Tấn phong Giáo Phẩm Hòa Thượng, nhiệm kỳ 2007 -2012, Ngài được tín nhiệm suy cử chức vụ Phó trưởng Ban Thường Trực Ban Trị Sự Phật Giáo Bình Định, kiêm Trượng Ban Tăng Sự.
Năm 2013 Hòa Thượng Thiện Nhơn viên Tịch, Ngài được suy cử làm Trưởng Ban Trị Sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam tại Bình Định.
Nhiệm kì 2017 – 2022, Ngài làm Trưởng Ban Trị Sự kiêm Trưởng ban Tăng Sự giáo hội Phật Giáo Việt Nam tỉnh Bình Định: Ủy viên Thường Trực Ban Tăng sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam.
Nhiệm Kì 2022- 2027, Hòa Thượng Thích Nguyên Phước tiếp tục được suy tôn làm Trưởng Ban Trị Sự kiêm Trưởng Ban Tăng sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam tỉnh Bình Định, và là Ủy viên Thường trực Ban Tăng sự Giáo hội Phật Giáo Việt Nam,
TRỤ TRÌ 13: THIỀN SƯ THÍCH QUẢNG DUY
Đời pháp thứ 44, Đệ Tử của Hòa Thượng Thích Nguyên Phước, Vì tuổi cao và nhiều phận sự với Trưởng Ban Trị Sự Giáo Hội và ban Tăng Sư Giáo Hội Phật Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam tỉnh Bình Định, Thiền sư trao truyền lại cho Tệ Tử Thích Quảng Duy
(Còn Tiếp)
Nguyễn Thị Xuan Lam – CEO Golden Life Travel