SƠ LƯỢC LỊCH SỬ CHỮ QUỐC NGỮ VIỆT NAM

Tháng mười hai 14, 2024

SƠ LƯỢC LỊCH SỬ CHỮ QUỐC NGỮ VIỆT NAM, CÁI NÔI Ở BÌNH ĐỊNH

Chữ viết Việt Nam đã trải qua những dạng chữ nào?

  • Chữ Hán
  • Chữ Nôm
  • Chữ quốc Ngữ theo mẫu tự Latin, chữ Việt hiện đại chúng ta đang dùng ngày nay

Chữ Hán được truyền vào Việt Nam ta tự bao giờ?

Chữ Hán: Loại văn tự ngữ tố từ tiếng Trung, chữ Hán du nhập vào các nước Châu Á như Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam, tạo thành những vùng văn hóa chữ Hán hay vùng văn hóa Đông Á. Ở các quốc gia này, chữ Hán được vay mượn để tạo nên chữ viết và ngôn ngữ của người bản được của từng  quốc gia.
Chữ Hán rất khó học, vì vậy Trung Quốc Đại Lục đã thay thế bộ chữ phồn thể thành bộ chữ giản thể, nhằm mục đích đơn giản hóa để việc học chữ của người dân dễ dàng hơn, dễ xóa nạn mù chữ, thống nhất chữ viết để dễ truyền bá tiếng Hán ra thế giới.
Chữ Hán - Hán Tự

Chữ Hán – Hán Tự – Ảnh Wiki

Tuy các Quốc gia ngoài Đại Lục như Hồng Kong, Đài Loan, Macao, Singapore vẫn sử dụng chữ Hán phồn thể, nhưng cũng đã có những cải biến đôi chút.
Trong suốt 1000 năm lịch sử dự ách đô hộ phương Bắc, Việt nam dùng tiếng Hán và chữ Hán do giới cai trị áp đặt. Trong tất cả các bài văn viết, bia ký đều sử dụng chữ Hán suốt 1000 năm.
THỜI KỲ CHỮ NÔM
Sau chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền chống quân Nam Hán vào năm 938, chữ Hán vẫn còn là văn tự chính thức, tuy nhiên cách phát âm đã tạo ra sự thay đổi, từ đó củng cố dần âm Hán Việt.
Với nhu cầu phát triển và tự cường, người Việt cần tạo ra chữ Viết riêng, tuy vậy vẫn phải dựa vào chữ Hán cổ.

Chữ Nôm là chữ Việt chính thức của cha ông ta, Nôm có nghĩa là “Nam”( Nam là người phương Nam, còn người Hán là người phương Bắc), mặc dù không dễ sau 1000 năm bị cai trị của phương Bắc.

Chữ Nôm - Chữ của người Việt xưa

Chữ Nôm – Chữ của người Việt xưa – ảnh Internet

Từ thế kỉ 10 chữ Nôm là chữ viết dùng để ghi chép lịch sử, văn hóa của dân tộc. Vẫn còn  phải kết hợp ” Vay mượn tạm ” chữ Hán để biểu đạt một số từ Hán. Chữ Nôm không chỉ có ý nghĩa quan trọng của chữ viết riêng mà còn là công cụ để xây dựng và lưu giũ những giá trị của dân tộc như: nền văn học cổ truyền, triết học, lịch sử, y học, tôn giáo, hành chính tiến đến việc phổ cập văn hóa, sinh hoạt của quốc gia.

TRIỀU ĐẠI TÂY SƠN VÀ CHỮ NÔM

Dưới triều đại Tây Sơn ( 1788 – 1802 ) toàn bộ văn kiện hành chính đều được viết bằng chữ Nôm. Mặc dù chữ Nôm chưa hoàn thiện và chưa thể thay thế hoàn toàn chữ Hán, có nhiều từ không tìm ra nghĩa vẫn phải vay mượn chữ Hán nên mới có khái niệm chữ Hán – Nôm.

Thực ra chữ Nôm của người Việt đã tồn tại với người Việt cổ, trong quá trình đô hộ của người phương Bắc chữ Nôm không được sử dụng, nên chữ nôm không được phát triển, ít người dùng được.

Những thư tịch tài liệu, của cha ông được viết bằng chữ Nôm và Hán Nôm đến nay vẫn được lưu trữ, bảo quản tại các cơ quan lưu trữ của quốc gia, chưa được khai thác do quá trình đứt gãy lịch sử, vì thiếu nhân sự kế thừa để nghiên cứu các tài liệu quý giá này. Hiện nay càng thiếu trầm trọng những người thông thạo chữ Hán, Nôm làm cầu nối lịch sử giữa quá khứ với hiện tại.

Hiện khoa Hán – Việt tại các trường đại học Khoa học Xã hội và nhân văn không còn mạnh như trước, thế hệ trước cũng mất lần, đây là một tổn thất lớn của Dân tộc

CHỮ QUỐC NGỮ VIỆT NAM MẪU TỰ LATIN ( CHỮ VIỆT TA ĐANG DÙNG )

Chữ Quốc Ngữ Việt Nam theo mẫu tự Latin đến được với Việt Nam từ phong trào truyền bá đạo công giáo vào Việt Nam của các thừa sai Dòng Tên vào thế kỉ 17.

Với kinh nghiệm Latin hóa các ngôn ngữ bản địa tại quốc gia truyền giáo, các giáo sĩ đã ghi âm tiếng Việt bằng chữ cái Latin.

Công cuộc sáng tạo ra chữ Quốc ngữ, giúp Chữ Quốc ngữ hình thành và phát triển là một câu chuyện dài của lịch sử. Tuy nhiên chúng ta phải ghi nhận công lao to lớn đầu tiên của Các linh mục Dòng Tên, đa số là người Bồ đao Nha, người Ý, và một số người Việt theo đao công giáo góp sức vào> Chức quốc ngữ được sáng tạo tập thể, nhưng công đầu to lớn nhất thuộc về Cha Fransico De ƯPina, Và đặc biệt của người Việt cụ Khâm sứ Quy Nhơn Trần Đức Hòa đã bảo lãnh cho các giáo sĩ Dòng Tên đến Nước Mặn, nay là xã Phước Quang, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình định, cư trú tại đây. Các Ngài được ông Trần Đức Hòa lo lắng đài thọ toàn bộ sinh hoạt phí để làm tròn chức trách của Cha Bề trên giao cho trên con đường hành đạo.

Cuốn kinh thánh viết bằng chữ Quốc Ngữ đầu tiên Phép Giảng Tám Ngày

Cuốn kinh thánh viết bằng chữ Quốc Ngữ đầu tiên Phép Giảng Tám Ngày

Chữ Quốc ngữ từ khi ra đời khoảng năm 1618 của nửa cuối thế kỉ 17 do Linh mục Fransico De Pina người Bồ Đào Nha, người có công đầu. cho đến thế đầu thế kỉ 20 khi thực dân Pháp ở Đông Dương đưa ra các quy định bảo hộ Chữ Latin cho tiếng Việt thay thế chữ Hán và Chữ Nôm. Từ đó chữ Latin cho tiếng Việt mà nay ta gọi là Chữ Quốc Ngữ phát triển, ra cả phía Bắc, chữ Nôm bị chính quyền cấm sử dụng để tạo điều kiện chữ Quốc Ngữ phát triển và thống nhất trong sử dụng.

Năm 1945 cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ra đời, kết thúc 80 năm dưới ách đô hộ của thức dân Pháp, phát xít Nhật. Hồ Chủ Tịch kêu gọi xóa nạn mù chữ quốc gia, giặc dốt cũng nguy hiểm và tàn khốc không kém giặc đói. Các lớp bình dân học vụ ra đời, chữ Quốc ngữ chỉ với 24 chữ cái bằng mẫu tự Latin đã góp phần to lớn trong công cuộc xóa nạn mù chữ, là chìa khóa mở ra cánh cửa vào thế giới văn minh, phát triển nhanh chóng nền văn học, giáo dục, y học, luật pháp, hành chính, tôn giáo, …v.v. của dân tộc ta.

Chữ Quốc Ngữ Việt Nam mẫu tự Latin ngày nay khiến dân tộc Việt Nam trở nên khác biệt hẳn so với các dân tộc trong cùng cùng khu vực với ngôn ngữ ký tự tượng hình và rất nhiều điều kì diệu đang đến.

Nguyễn Thị Xuân Lan – CEO Golden Life Travel

PS: Bài viết sưu tầm từ các nguồn tài liệu của Trung tâm Lưu trữ Quốc Gia, Cổng thông tin chính thức của Đảng Bộ Bình Định và các địa phương.

 

 

 

 

Gọi ngay để được tư vấn
Hoặc gửi yêu cầu tư vấn


    Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn